Tâm lý học giáo dục là một nhánh nghiên cứu mới của tâm lý học nên có lẽ nhiều người còn chưa quá quen với khái niệm đó, tuy vậy nó đang dần chứng minh tính ứng dụng của mình, đặc biệt là trong ngành giáo dục. Bài viết này, hãy cùng Iper tìm hiểu những ứng dụng của Tâm lý học giáo dục trong phát triển giáo dục nhân văn nhé.

Tâm lý học giáo dục là gì?

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về ứng dụng của Tâm lý học giáo dục, chúng ta hãy đi tìm hiểu “Tâm lý học giáo dục là gì?”.
Tâm lý học giáo dục là một bộ phận của ngành tâm lý học, nghiên cứu về tinh thần và các yếu tố điều chỉnh hành vi của cá nhân trong môi trường giáo dục. Tâm lý học giáo dục giúp đỡ các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, giảng viên và các nhà tâm lý học có được hiểu biết sâu sắc hơn về tâm lý của học sinh, phụ huynh và giáo viên, từ đó giúp phát triển những phương pháp phát triển và nâng cao hiệu quả dạy và học.

Giáo dục nhân văn là gì?

‘Giáo dục nhân văn’ là một khái niệm không còn quá xa lạ, nhưng có nhiều người chưa rõ về khái niệm này, nên hãy cùng IPER định nghĩa khái niệm “Giáo dục nhân văn” nhé. Giáo dục nhân văn là nền giáo dục lấy con người làm trung tâm trong giáo dục, tập trung vào phát triển con người. Quan điểm hiện đại nhìn Giáo dục nhân văn như một cách giúp chúng ta giải phóng tinh thần khỏi những quan điểm bảo thủ hoặc nông cạn, để trở thành một người có suy nghĩ độc lập. Ý tưởng về Giáo dục nhân văn là một triết lý giáo dục cổ điển, hiện đang trở thành xu hướng của giáo dục khai phóng.

Ứng dụng của Tâm lý học giáo dục trong Giáo dục nhân văn

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm Tâm lý học giáo dục và Giáo dục nhân văn, các hướng ứng dụng của Tâm lý học giáo dục trong Giáo dục nhân văn có thể được kể đến như sau:

Thức tỉnh cảm xúc

Một yếu tố quan trọng nhất của giáo dục nhân văn là giúp học sinh phát triển năng lực bản thân và bồi dưỡng sức mạnh tinh thần nhiều nhất có thể. Ở đây, tâm lý học đóng vai trò tác động vào trí tuệ xúc cảm của người dạy và người học.

Theo đó người học có thể hiểu cảm xúc của mình bằng việc nhận ra những thay đổi trong tâm trạng và lý do dẫn đến những thay đổi đó. Nói theo cách khác, tâm lý học sẽ giúp thức tỉnh nhiều cảm xúc sâu thẳm của người học. Điều này sẽ giúp các em tìm thấy động lực học tập của riêng mình.

Giáo viên khi hiểu về các ứng dụng của tâm lý học giáo dục, những cảm xúc, câu chuyện, tâm lý của học sinh, phụ huynh cũng sẽ giúp họ chọn lựa phương pháp giảng dạy, quản lý lớp học phù hợp và hiệu quả nhất.

Xây dựng thế giới nội tâm

Trong phần trước chúng ta đã bàn về ứng dụng của tâm lý học giáo dục trong việc tự nhận thức những cảm xúc sâu sắc ở người học. Tiếp theo, chúng ta cùng phân tích về ứng dụng thứ hai của tâm lý học giáo dục: giúp người học phát triển thế giới nội tâm trong họ.

Giáo dục nhân văn lấy người học làm trung tâm và phát triển các kỹ năng để trau dồi tinh thần nhân văn trong họ. Trong khi tâm lý học giáo dục cũng tập trung vào người học thông qua hiểu và giải quyết các đề tâm lý của người học, hướng đến hình thành các cá nhân hạnh phúc, nhân văn và sẵn sàng thích ứng..

Người học càng học, càng biết được nhiều cảm xúc của chính mình thì càng hiểu sâu hơn về bản thân họ. Do đó việc tìm kiếm và nắm bắt ưu, khuyết điểm trong chính những suy nghĩ của họ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tự hiểu mình chính là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng một thế giới nội tâm phong phú của mỗi người, nhất là học sinh trong giai đoạn phát triển bản thân đầu tiên ở trường học.

Đào tạo học sinh trở thành con người toàn diện

Học sinh sau khi phát triển thế giới nội tâm đến một mức độ nhất định sẽ hình thành lập trường, có thể tự đưa ra những quyết định đúng đắn và trở thành một con người toàn diện.

Nhà quản lý giáo dục, giáo viên có thể áp dụng thuyết tâm lý học hành vi để tạo ra giải pháp phù hợp với những vấn đề của học sinh, nhằm định hướng và giúp học sinh tự tư duy về vấn đề của mình. Điều này sẽ giúp người học trở thành những cá nhân có năng lực suy nghĩ một cách độc lập, biết đi tìm chân lý, đồng thời thấm nhuần tinh thần yêu tự do của triết lý giáo dục nhân văn.

Bên cạnh việc đào tạo về tri thức khoa học, nhà trường và giáo viên cũng cần quan tâm đến thực hành tâm lý học giáo dục, tạo điều kiện cho học sinh hình thành các kỹ năng mềm phục vụ phát triển bản thân.

Trên đây là 3 ứng dụng phổ biến nhất của Tâm lý học giáo dục trong phát triển giáo dục nhân văn IPER muốn chia sẻ với độc giả. Theo bạn, ngoài 3 ứng dụng trên, Tâm lý học đang được ứng dụng như thế nào trong trường học?

Để tìm hiểu thêm về tâm lý học giáo dục, mới độc giả tìm đọc các tựa sách giáo dục của IPER: Triết lý và chính sách giáo dục, Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú, T.E.T. Bồi dưỡng giáo viên hiệu quả

Content by Trương Thị Khánh Thư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *