Đánh giá bài viết này

Đứng trước kỳ thi vào lớp 10 hay kỳ thi Đại học, đã bao giờ bạn được nghe một ai đó nói rằng bạn nên theo học thầy A môn Văn, cô B môn Toán (đã dạy nhiều thế hệ học sinh và đều đã đỗ các trường chuyên, đại học) nhưng khi tham gia bạn lại cảm thấy lạc lõng trong lớp học ấy không? Và bây giờ, khi là một giáo viên đã bao giờ bạn cảm thấy trong cùng một lớp học, có học trò thì chăm chú nghe bài giảng, có học trò lại thờ ơ với những hoạt động diễn ra trong lớp không? Vậy vấn đề nằm ở đâu? Từ phía người dạy hay phía người học?

Mot nha giao uu tu va mot nha giao binh thuong khac nhau nhu the nao 3

Nếu dưới góc độ người học nhìn nhận vấn đề,

Đa phần học sinh, sinh viên thường đổ lỗi cho phương pháp của thầy cô kém hấp dẫn, không mới mẻ, thiếu thực tế. Và những kiến thức này không giúp gì cho các em ngoài việc vượt qua những bài kiểm tra, bài thi kết thúc môn học,… Chính vì vậy, nhiều em đã có những thái độ thờ ơ, không tập trung khi lên lớp: nói chuyện riêng với bạn, ngủ trong giờ, dùng điện thoại hay đọc truyện trong lớp,…

Và thông thường, những bạn này sẽ bị coi là những thành phần cá biệt trong lớp học, khiến thành tích lớp đi xuống.

Trong thời gian còn đi học, đã có không ít lớp học, khi bước vào lớp thầy cô sẽ đặt ra một nguyên tắc: “Nếu các em cảm thấy mình giỏi, hoặc chỉ cần điểm qua môn thì có thể gặp tôi để nói chuyện. Tôi sẵn sàng cho các em điểm đó và không cần tham gia lớp học của tôi”.

Lần đầu tiên lắng nghe về điều gì, tôi cảm thấy khá hài lòng, vì thầy cô có thể tập trung vào bài học và tôi sẽ không bị mất những khoảng thời gian nghe thầy cô nhắc nhở, mắng nhiếc các bạn khác và các bạn đó cũng không làm phiền lớp học.

Tuy nhiên, sau này khi đã lớn hơn, qua các câu chuyện với những người bạn cũ, có nhiều bạn nói rằng: “Giá như ngày xưa chăm học hơn” hay “Nếu như ngày xưa cố gắng đi học đại học thì giờ đã khác rồi.”

Vậy, nếu thầy cô quyết định chỉ thực hiện đúng trách nhiệm của mình là lên lớp đúng giờ, dạy đủ nội dung bài học và không quan tâm những học sinh/sinh viên không muốn tham gia lớp học liệu có phù hợp không?

Nếu đứng trên góc độ của một nhà giáo

Nghề giáo là một nghề nếu không yêu thì rất khó có thể gắn bó lâu dài. Khác những giai đoạn trước, khi nghề giáo là một nghề mà bao người ao ước, thì ngày nay, nói không ngoa, thì nghề giáo lại trở thành một nghề rất bạc. Bởi, nếu ai đó mong muốn tìm kiếm một công việc để làm giàu, thu nhập tốt thì chắc chắn trở thành một nhà giáo không phải là một lựa chọn tối ưu nhất. Nếu bạn muốn mong muốn một nghề nghiệp nhàn hạ, ổn định. Bạn nghĩ đến trở thành giáo viên, giảng viên bởi giáo viên chỉ cần lên lớp theo quy định nhà trường, được nghỉ hè 3 tháng. Nhưng đâu có nghề nào là nghề nhàn hạ.

Ngày đi dạy, tối về xem giáo án, chuẩn bị tài liệu, kế hoạch giảng dạy. Trong mỗi lớp học có thành phần khác nhau, cá tính khác nhau, mục tiêu học tập khác nhau, quan điểm sống khác nhau…. Làm thế nào để hài hoà được một lớp học.

Nhiều giải pháp đã được đưa ra như thay đổi phương pháp giảng dạy, lồng ghép các câu chuyện thực tế vào từng bài giảng, tổ chức các minigame nhỏ trong giờ học hay biến những kiến thức khô khan thành các bài thơ, bài hát,…

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp học sinh/sinh viên không tập trung, làm việc riêng trong giờ gây ảnh hưởng đến những bạn khác hay thường xuyên nghỉ học

Vậy những cách thông thường mà thầy cô áp dụng cho những trường hợp đó là gì?

  • Nhắc nhở
  • Gọi lên bảng làm bài tập hoặc trả lời các câu hỏi trong bài học
  • Phạt
  • Đánh giá hạnh kiểm kém trong tiết học đó

Đây là một số phương pháp mang tính giải quyết tạm thời tại thời điểm giảng dạy. Tuy nhiên, về lâu dài những nhà giáo ưu tú sẽ luôn không ngừng tìm kiếm thêm những giải pháp để kéo sinh viên trở lại với những môn học của mình. Vì nếu bạn để ý một chút, rất nhiều giáo viên/giảng viên có thể rất tức giận với bạn hay với bạn học của bạn trong ngày học trước do không hợp tác học tập. Nhưng ngay trong ngày học tiếp theo, bạn sẽ nhận thấy bài giảng dường như đã có những khác biệt nhỏ khiến bạn dễ dàng kết nối với bài giảng hơn ngày hôm trước.

Trong cuốn Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú, Ken Bain đã có một ý rất hay như sau:

“Ngay cả những nhà giáo giỏi nhất cũng từng có những ngày tệ hại, những ngày mà họ phải khổ sở lắm mới kết nối được với sinh viên.”

Đây là nỗi lòng chung của tất cả giáo viên. Bởi chúng ta không ai hoàn hảo, chúng ta luôn cố gắng để bản thân trở nên tốt hơn và giúp những người chúng ta đang hàng ngày tiếp xúc được trở nên tốt đẹp hơn. Cho dù, học sinh có đánh giá thầy cô, phương pháp giảng dạy hay khả năng kết nối của thầy cô thì IPER tin rằng, những nhà giáo sẽ luôn không ngừng học hỏi, tìm kiếm những giải pháp phù hợp cho các vấn đề về lớp học, trường học và sinh viên.

Còn bạn, quan điểm của bạn về vấn đề này là gì hay chia sẻ với IPER nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *