Đánh giá bài viết này

Là một giáo viên, ai cũng đều muốn sẽ đem đến cho học sinh tất cả những gì mình có bao gồm các kiến thức, cách sống, châm ngôn hay tất cả tình yêu thương. Vậy giáo viên cần làm thế nào để có tinh thần thoải mái nhất trước khi lên lớp? Hãy cùng IPER tìm hiểu nhé!

adf

Chuẩn bị trang phục

Ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng rất quan trọng bởi lẽ nó có sự ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp nhận và giảng dạy của chính bản thân sau này. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị đầy đủ một bộ quần áo tươm tất, gọn gàng để xuất hiện trước mặt học sinh của mình nhé!

Giữ cho tinh thần luôn được thoải mái

Hãy cố gắng lên kế hoạch nghỉ ngơi và bắt tay vào những việc mà bạn cảm thấy yêu thích trong thời gian biểu của mình. Thử dành vài giờ cho đọc sách, nghe nhạc, nấu ăn hay bắt đầu một bộ phim hài, với bạn bè hay kể cả là một mình. Có như vậy, bạn mới cảm thấy thoải mái, tự tin và bớt stress trong cuộc sống cũng như công việc.

Lên kế hoạch quản lý lớp học

Bạn cần nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung tài liệu học tập, trên cơ sở đó để thu thập, lựa chọn tài liệu cho từng tiết học, phương pháp, phương tiện dạy học và những hình thức dạy học thích hợp.

Bạn có thể tạo một kế hoạch cụ thể để quản lý lớp học của mình như làm thế nào để tương tác những gì hay trao đổi với học sinh về cách dạy học. Tạo một kế hoạch giảng dạy sẽ giúp bạn cân bằng được việc học của các học sinh, dẫn dắt học sinh đi theo kế hoạch đã được đưa ra trước đó mà không gặp nhiều khó khăn.

Trao đổi và làm quen với các giáo viên

Mỗi giáo viên sẽ có những cách giảng dạy và giáo trình khác nhau. Qua đó mà có những dự định đổi mới phương pháp dạy học.Vì vậy việc trao đổi và làm quen giữa các giáo viên không chỉ làm đa dạng được cách dạy học mà còn giúp bạn mở rộng thêm kiến thức cũng như thảo luận những ý tưởng mới, đặc biệt là những giáo viên cần thêm kinh nghiệm giảng dạy của các thầy cô đi trước để trau dồi thêm kỹ năng dạy học và kiến thức….

Bạn cũng nên tìm hiểu những phương tiện dạy học có ở trường để tiến hành tạo nên những phương tiện mới; những tài liệu, sách báo trong tủ sách nhà trường để có kế hoạch cùng với học sinh xây dựng nên tủ sách của lớp.

Chuẩn bị bài giảng trước khi đến lớp

Tất nhiên, đây là điều tiên quyết và bắt buộc đối với mỗi giáo viên trước khi đến lớp. Tuy nhiên, bài giảng cần được thiết kế như thế nào, thời lượng ra làm sao cho phù hợp với đối tượng người học thì không phải giáo viên nào cũng biết cách chuẩn bị tốt.

Giáo viên có thể soạn bài với thời lượng vừa phải, có tính thực tế cao. Đồng thời, giáo viên cũng phải chuẩn bị những phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt và sinh động. Những phương pháp giúp học viên hứng thú hơn, thoải mái hơn sau một ngày làm việc vất vả, và cũng giúp họ tiếp thu hiệu quả hơn, nhớ lâu hơn. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị sẵn cách ứng xử cho những tình huống xảy ra không theo ý định của bạn, giao tiếp nhiều với người học và cho họ những cách thực hành phù hợp.

Bên cạnh đó, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu dạy học, đặc điểm của học sinh, điều kiện vật chất để thiết kế bài dạy. Trước khi lên lớp giảng dạy, giáo viên cần xác định trước:

  • Nội dung dạy học: Dạy cái gì
  • Xác định mục tiêu: Sau khi học xong học sinh sẽ nắm được và làm được những gì?
  • Kiến thức thực sự của học sinh
  • Đánh giá năng lực học sinh trước và sau khi học: Học sinh thực sự đã biết gì?
  • Nên sử dụng phương pháp và kỹ năng dạy học nào: Dạy bài học đó như thế nào?
  • Hiểu về đặc điểm của học sinh, tính cách, thói quen, hoàn cảnh…
  • Có cách mở đầu bài học một cách hứng thú và gây ấn tượng với học sinh.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn phần nào nắm được những việc cần chuẩn bị trước lớp. Nếu bạn đã chuẩn bị tốt những điều trên đây chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao trong các bài giảng trên lớp.

Content by Nguyễn Thị Hải Yến

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *