Có thể nói, ở bất cứ xã hội nào nghề dạy học luôn được coi là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Do vậy, người thầy phải không ngừng rèn đức luyện tài để hoàn thành trọng trách vẻ vang mà xã hội tin tưởng trao gửi. Đặc biệt là đối với giáo viên ưu tú cần không ngừng rèn luyện để bản thân ngày càng xứng đáng với danh hiệu cao quý đó. Vậy sự khác nhau giữa giáo viên và giáo viên ưu tú là gì?

Nhà giáo ưu tú là gì?

Trong bài viết trước, chúng ta cũng đã tìm hiểu “thế nào là nhà giáo ưu tú?” ở góc độ các tiêu chuẩn, cơ chế đánh giá riêng theo quy chuẩn của Việt Nam. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chuyên gia giáo dục, học sinh/sinh viên hay giữa các giáo viên/giảng viên trong một trường thì định nghĩa về “Nhà giáo ưu tú” sẽ thay đổi như thế nào.

Trong cuốn “Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú”, Ken Bain đã định nghĩa về nhà giáo ưu tú như sau:

“Tất cả những giảng viên mà chúng tôi chọn để đặt dưới lăng kính sư phạm đều đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc giúp đỡ sinh viên của mình học tập theo những phương pháp sẽ tạo ra một ảnh hưởng tích cực, thực chất và lâu dài trong cách các em suy nghĩ, hành động và cảm nhận.”

Hay trên website Souther New Hampshire University có định nghĩa về giáo viên giỏi, ưu tú là người giao tiếp tốt, biết lắng nghe học trò và giúp học trò biết cách lắng nghe. Họ thường tập trung vào sự hợp tác khi giảng dạy, có khả năng thích nghi cao, tạo sự thu hút với học trò của mình, có tính kiên nhẫn. Những người thầy tốt luôn coi trọng việc học trong thực tế và tìm kiếm những phương pháp hay để giúp học trò phát triển, tiến bộ hàng ngày.

Với bạn, bạn định nghĩa thế nào là một nhà giáo ưu tú? Nếu bạn đang là một giảng viên hay giáo viên, bạn đang làm gì để trở thành một nhà giáo ưu tú, ít nhất là với những học trò của mình và với chính bản thân mình.

5 điểm Khác biệt giữa nhà giáo ưu tú và nhà giáo bình thường

Tiếp theo, hãy cùng IPER tìm hiểu sâu hơn một chút về sự khác biệt giữa một nhà giáo ưu tú và một nhà giáo bình thường nhé.

Nhà giáo ưu tú giúp sinh viên hiểu được những vấn đề cốt lõi, giá trị cốt lõi của vấn đề

Một trong những nhu cầu rõ ràng nhất mà mỗi sinh viên mỗi khi bắt đầu một học phần nào đó, chính là họ được tìm hiểu và học hỏi về những vấn đề mới và giải pháp cho từng vấn đề đó. Vậy, các giảng viên cần làm gì để đáp ứng được nhu cầu đó?
Giúp sinh viên hiểu được vấn đề cốt lõi, giá trị cốt lõi của sự việc, bài học, vấn đề là một trong những giải pháp mà các giáo viên ưu tú vẫn luôn đặt ra trong mỗi giờ học. Thay vì thuyên thuyên bất tuyệt, chạy deadline tất cả nội dung chuẩn của một bài học thì hiện nay, nhiều giảng viên đã phân loại, chọn lọc và tập trung khai thác, trao đổi cặn kẽ các vấn đề cốt lõi, quan trọng với sinh trong từng buổi học. Từ đó, giúp các bạn sinh viên có tư duy tiếp cận, phân tích và giải quyết các bài toán sau này. Đồng thời, với những nội dung đơn giản, giảng viên cũng tập trung hướng dẫn để sinh viên tự tìm ra lời giải, từ đó tăng tinh thần tự học tại giảng đường cho các bạn sinh viên.

Nhà giáo ưu tú biết cách đơn giản hoá và làm rõ các vấn đề phức tạp, biết cách đào sâu vấn đề dưới góc độ chuyên môn.

Làm thế nào để sinh viên có thể hấp thụ được càng nhiều các kiến thức, kỹ năng trên giảng đường? Để giải quyết vấn đề này thì một keyword đã được nhắc đến rất nhiều “đơn giản hoá các vấn đề phức tạp” ở cả vị trí người dạy và người học. Thông thường, những kiến thức trong giáo trình khá khô khan, dễ hiểu, vì vậy, khi lên giảng đường, sinh viên luôn cố gắng tìm kiếm những lời giải thích dễ hiểu hơn từ giảng viên. Tuy nhiên, không phải lúc nào giảng viên dễ dàng biến những kiến thức phức tạp trở nên đơn giản. Và chắc hẳn, bạn đã từng nghe hoặc đã từng nói với sinh viên của mình rằng “vấn đề này đang được nhiều nhà nghiên cứu tranh cãi, và trong thời điểm hiện tại, chúng ta chấp nhận điều này”. Nhưng những giảng viên ưu tú sẽ không bỏ mặc điều đó, mà họ sẽ luôn nỗ lực tìm cách để giải quyết vấn đề một cách hợp lý và dễ hiểu nhất với người học thay vì đơn thuần là chấp nhận rằng đây là một vấn đề phức tạp và sinh viên không cần phải đào sâu vấn đề để làm gì.

Khả năng kết nối với sinh viên, học sinh

Khả năng kết nối với sinh viên là một trong trong những điểm khác biệt tạo dấu ấn cá nhân của mỗi giảng viên. Nếu khả năng kết nối của giảng viên đủ tốt thì bạn sẽ được sinh viên nhớ đến càng lâu khi họ đã ra trường. Có nhiều cách để giảng viên có thể kết nối với sinh viên.

  • Thông qua phong cách giảng dạy, tổ chức lớp học của giảng viên
  • Thông qua các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, xã hội mà giảng viên chia sẻ với sinh viên trên lớp, các hội thảo, toạ đàm, các buổi hướng dẫn học tập,…
  • Thông qua email, phương thức liên hệ sau lớp học…..
  • Thông qua những kết nối này, các giảng viên có thể tạo ra các liên kết tích cực với sinh viên, truyền cảm hứng, từ đó, giúp các bạn phát triển và nỗ lực đạt được mục tiêu của bản thân.

Sự tận tâm với học sinh/sinh viên

Tận tâm với sinh viên nó không chỉ là vấn đề về đạo đức nghề nghiệp của mỗi người nhà giáo, mà nó còn là lý do để họ tiếp tục gắn bó với nghề. Nếu một giảng viên không còn sự tận tâm với học trò thì liệu những giá trị mà họ mang đến có thực sự hữu ích với các em. Hay đó chỉ là những bài giảng được lập trình sẵn từ bộ, sở, ban giám hiệu buộc họ phải làm. Nếu thiếu đi sự tận tâm, liệu những giảng viên này có bám trụ được với nghề giáo không?

Vấn đề đánh giá, điểm số.

Trong cuốn Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú có viết, “Cần nhấn mạnh rằng những nhà giáo ưu tú mà chúng tôi nghiên cứu thường tránh việc sử dụng điểm số để thuyết phục sinh viên học tập.

Điểm số vẫn đang là một tiêu chí quan trọng được giáo dục Việt Nam nói riêng và nhiều nền giáo dục thế giới áp dụng để đánh giá học sinh, sinh viên cũng như xếp hạng của các trường. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập chạy đua thành tích, tạo áp lực căng thẳng học tập cho học sinh, sinh viên, vấn đề về bạo lực học đường,…

Hiện nay, với tư duy mới trong giáo dục, nhiều giảng viên không còn đặt nặng vấn đề đánh giá, điểm số trong quá trình sinh viên học tập. Mà thay vào đó, các giảng viên thường lồng ghép, chia sẻ các vấn đề thực tế, bài học về nghề nghiệp để tạo ra động lực và giúp sinh viên xây dựng định hướng tương lai của mình. Điều này, vừa giúp sinh viên nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và xác định các kiến thức, kỹ năng mà bản thân cần rèn luyện và phát triển.

Hi vọng, những gạch đầu dòng trên sẽ giúp giảng viên phần nào đó có những góc nhìn khách quan hơn về quá trình giảng dạy của mình.

Content by IPER team

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *