Đánh giá bài viết này

Xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ luôn là tiêu chí được cha mẹ và thầy cô ưu tiên lựa chọn hàng đầu trong việc giáo dục trẻ nên người. Trẻ em phải luôn được quan tâm, chú trọng hàng đầu ngay từ những giai đoạn đầu đời và việc sớm rèn luyện nhân cách cho trẻ trong giai đoạn này là rất quan trọng. Việc xây dựng nhân cách từ sớm đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển và thành công của một đứa trẻ trong tương lai. Vậy việc xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ mang lại những lợi ích gì?

DIEU THUC SU QUAN TRONG 3

Giúp trẻ biết yêu thương, đồng cảm và quan tâm lẫn nhau

Lúc còn nhỏ, lòng nhân ái trong trẻ đã được hình thành. Tuy nhiên, ở thời điểm này, trẻ cần có sự trợ giúp của các thành viên trong gia đình. Để trẻ có thể nuôi dưỡng và rèn luyện loại tình cảm này một cách đúng đắn.

Theo các chuyên gia giáo dục của Harvard Đại học Harvard, phụ huynh nên nỗ lực để nuôi dưỡng sự quan tâm của trẻ với người khác. Các chuyên gia lý giải, những người biết đồng cảm sẽ hạnh phúc, thành công hơn. Ngày nay, trong môi trường làm việc, bên cạnh năng lực nghiệp vụ, sự thành công thường phụ thuộc vào việc cộng tác hiệu quả với những người khác. Những đứa trẻ có sự đồng cảm, hiểu biết xã hội thường là những người cộng tác tốt hơn.

Thông thường, trẻ em học sự quan tâm, tôn trọng khi chúng được đối xử theo cách đó. Thông qua cách ứng xử của mọi người xung quanh, trẻ em thường quan sát, học và làm theo. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên yêu thương và quan tâm con trẻ dưới nhiều phương diện khác nhau để xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ. Chẳng hạn như quan tâm đến nhu cầu thể chất và tình cảm của bé. Xây dựng và duy trì một mái ấm gia đình ổn định và hạnh phúc, tôn trọng sở thích và quyết định của bé.

Giúp trẻ biết tôn trọng, lễ phép và có trách nhiệm

Trách nhiệm là một kỹ năng sống mà bất cứ đứa trẻ nào cũng cần trau dồi và học tập. Trẻ tự xây dựng quá trình học tập của bản thân, cảm nhận về thế giới xung quanh mình với những suy nghĩ, quan điểm riêng thông qua việc tìm tòi, khám phá. Thầy cô cũng tạo điều kiện để các bé học hỏi từ những sai lầm, tự giải quyết vấn đề.Các em sẽ là những cá nhân biết quan tâm, chịu trách nhiệm, trung thực, tôn trọng, thông thái. Bên cạnh đó, trẻ hoàn thiện nhân cách qua giao tiếp với thầy cô, bạn bè, bố mẹ và những người xung quanh bằng nhiều cách khác nhau thông qua lời nói, hành động. Giáo viên tôn trọng khả năng của trẻ, để bé suy nghĩ, trải nghiệm, cảm nhận.

Đặc biệt một đứa trẻ biết cách cúi chào, nói lời cảm ơn và xin lỗi sau những hành vi của mình thường gây được ấn tượng rất tốt đối với mọi người xung quanh. Gia đình là nơi gắn bó mật thiết đối với sự lớn lên của trẻ. Do đó, mỗi một thành viên trong gia đình cần phải làm gương về sự tôn trọng, biết ơn và lễ phép với người lớn tuổi.

Giúp trẻ có thể học tập và noi theo gương người lớn.

Nhiều tình huống trẻ thiếu tôn trọng người khác vì chưa nắm rõ các yêu cầu hoặc chưa được hướng dẫn. Đó là lúc phụ huynh cần dạy bảo con cái nhưng việc giáo dục sẽ không thành công nếu cha mẹ cáu giận, la hét hoặc mắng. Đối với trẻ nhỏ, hành vi thể hiện sự tôn trọng không cần quá to tát, đơn giản là biết lắng nghe bạn bè, nói chuyện lễ phép với bố mẹ, thầy cô, người lớn tuổi. Điều này cũng sẽ giúp xây dựng cho trẻ phẩm chất đáng quý như tôn trọng sự khác biệt của người khác.

Giúp trẻ tự tin và phát triển tài năng, trí tuệ, thể chất

Nếu được phụ huynh, thầy cô và bạn bè rèn luyện, giáo dục tốt, trẻ không chỉ hoàn thiện về cách làm người, mà còn biết cách để bộc lộ và phát huy khả năng, trí tuệ vốn có của mình. Trẻ sẽ biết cách khám phá bản thân. Luôn tìm tòi và học hỏi để khắc phục những yếu điểm. Đồng thời, việc xây dựng nhân cách từ sớm cho trẻ sẽ giúp bé tự tin về thể chất của mình hơn bằng cách thể hiện điểm mạnh thân hình, sức khỏe trong các hoạt động thể dục thể thao tại trường học, địa phương,…

Phát triển nhân cách trẻ và hoàn thiện nhân cách sớm cho trẻ là một việc làm đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với quá trình mới hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Hiểu được những lợi ích quan trọng này, chúng ta sẽ có những hoạt động, định hướng nhân cách phù hợp cho trẻ nhỏ. Để góp phần vào quá trình hình thành giúp trẻ hình thành nhân cách từ sớm, tháng 3 vừa qua, IPER tiếp tục tái bản tựa sách “Thực hành giáo dục nhân cách” do Heavy biên soạn. Cuốn sách giới thiệu cho độc giả thế nào là giáo dục hạnh phúc, giáo dục tích cực, chỉ ra 9 điểm mạnh hình thành nhân cách của trẻ và gợi ý những hoạt động thú vị, phù hợp với lứa tuổi mầm non giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách ngay từ nhỏ.

1c2d30f6437c9f22c66d

Content by Nguyễn Thị Hải Yến

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *