Đánh giá bài viết này

Trong cuốn Thực hành giáo dục nhân cách có viết: Trẻ có niềm tin mạnh mẽ và thống nhất về mục đích cao cả hơn và về ý nghĩa vũ trụ. Niềm tin của trẻ hình thành hành động của trẻ và làm một nguồn an ủi cho trẻ. Những năm đầu đời là khoảng thời gian phát triển nhanh của trẻ về trí tuệ, thể chất, tình cảm, xã hội và nhận thức. Vậy, làm thế nào giúp trẻ phát triển đời sống tinh thần ngay từ lứa tuổi mầm non? Hãy cùng IPER tìm hiểu nhé!

Toc bat up kieu toc noi dinh noi dam thoi con nit chung toi. Moi lan bi Ba loi ra cat toc la tui nhoc hang xom lai duoc phen cuoi ngieng nga 2

Đời sống tinh thần của trẻ

Đời sống tinh thần của trẻ là một khái niệm mà nếu như không phải các nhà nghiên cứu khoa học hoặc các nhà triết học thì ta sẽ không thể hiểu rõ được ngọn ngành khái niệm này. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản về khái niệm này như sau: đời sống tinh thần của trẻ bao gồm các hoạt động vui chơi, giải trí, sự giao tiếp của trẻ, cái nhìn và sự cảm nhận của trẻ về thế giới xung quanh. Trẻ nhỏ có một tâm hồn rất nhạy cảm và non nớt. Hơn thế nữa, trẻ chưa hoàn toàn phát triển hoàn chỉnh để có thể tự đưa ra quyết định cũng như tự nâng cao đời sống tinh thần của mình. Chính vì vậy, chất lượng tinh thần của trẻ có tốt hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào sự quan tâm, chăm sóc của thầy cô, bố mẹ cũng như môi trường học tập của trẻ.

Vì sao cần nâng cao đời sống tinh thần cho trẻ?

Theo các nhà khoa học, đời sống tinh thần giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với con người nói chung và đặc biệt là trẻ nhỏ nói riêng.
Đời sống tinh thần phản ánh nhân cách cũng như thái độ sống của trẻ

Đối với trẻ, tinh thần càng được nâng cao, trẻ càng cảm thấy vui vẻ, năng động. Từ đó sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách tốt, hướng trẻ đến một lối sống lành mạnh, có ích cho xã hội đồng thởi cũng giúp trẻ hòa đồng với các bạn.

Đời sống tinh thần tốt sẽ tạo nền móng, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Khi có được một tinh thần thoải mái, sảng khoái, việc trang bị các kỹ năng, các bài học sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn. Không chỉ có vậy, trẻ còn có khả năng tiếp thu kiến thức tối ưu, tăng khả năng tư duy, sáng tạo, hiệu suất học tập vượt trội. Từ đó, trẻ sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ, cũng như cảm xúc, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho con trẻ, tạo nền móng vững chắc cho tương lai thành công sau này.

Làm thế nào để nâng cao đời sống tinh thần cho trẻ?

Áp dụng các phương pháp hỗ trợ như thế nào và ra sao để nâng cao đời sống tinh thần cho trẻ không phải là điều dễ dàng. Bởi lẽ, trẻ em trong độ tuổi mầm non rất nhạy cảm, nếu có bất kỳ sai sót trong việc dạy dỗ trẻ hoặc gửi trẻ đến những cơ sở giáo dục không phù hợp sẽ gây ra những tác động xấu, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Vậy, nhà trường, gia đình và xã hội đã làm gì để nâng cao đời sống tinh thần cho trẻ.

Tạo những sân chơi lành mạnh cho trẻ

Hầu hết các trường mầm non đều tạo sân chơi bổ ích cho trẻ để các em có thể vừa học vừa chơi thoải mái và hiệu quả nhất. Tại đây, trẻ sẽ được chơi cùng bạn bè, thầy cô với những trò chơi bổ ích, vừa phát triển thể chất, vừa phát triển tư duy.

Học tập cách coi trọng các mối quan hệ tốt đẹp

Ở độ tuổi mầm non, trẻ chưa có nhiều mối quan hệ xung quanh. Tuy nhiên, xung quanh trẻ vẫn có bố mẹ, anh/chị/em, thầy cô và bạn bè. Đây là những mối quan hệ, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tinh thần của trẻ. Tình yêu thương đến từ gia đình, thầy cô, bạn bè,… sẽ giúp trẻ phát triển trong môi trường hạnh phúc , chuẩn mực mà khó có thể tìm thấy ở nơi khác.

Phát triển môi trường giáo dục toàn diện

Khác với giáo dục tiểu học, giáo dục phổ thông, thiên nhiều về nâng cao kiến thức, giáo dục mầm non tập trung nhiều hơn đến phát triển đời sống tinh thần, phát triển các yếu tố về nhân cách cho trẻ. Ngày nay, có rất nhiều chương trình truyền hình, các blog/fanpage/website, sách được xuất bản giúp chúng ta có thêm kiến thức, cũng như những giải pháp mới để phát triển và hình thành môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ. Với tựa sách “Thực hành giáo dục nhân cách”, IPER tự hào đã có thể đóng góp một phần nào đó giúp trẻ trưởng thành hạnh phúc và vững chắc.

Các chương trình mầm non hiện nay, đặc biệt ở các khu vực thành phố, đã và đang nỗ lực tạo ra một môi trường giáo dục toàn diện cho trẻ khi lồng ghép những hoạt động phát triển nhân cách (kể chuyện, đọc sách, làm đồ thủ công, tham gia các trò chơi/cuộc thi,…) và các tiết học kiến thức ở cấp độ cơ bản nhất (nhận diện mặt chữ, học đếm số, học tiếng anh,…). Việc tạo ra một môi trường học tập toàn diện phù hợp với từng lứa tuổi sẽ giúp trẻ dần dần hình thành nên đời sống tinh thần lành mạnh.

Phát triển đời sống tinh thần tốt cho trẻ sẽ là chiếc chìa khóa mở ra tương lai rộng mở cho các con về sau. Hi vọng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp độc giả có thêm những thông tin về đời sống tinh thần của trẻ.

Bạn có thể tìm đọc cuốn “Thực hành giáo dục nhân cách” do Heavy biên soạn để hiểu hơn về giáo dục tích cực, giáo dục nhân cách, cũng như 9 điểm mạnh nhân cách của trẻ ở lứa tuổi mầm non nhé.

Content by Nguyễn Thị Hải Yến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *