Khi lĩnh vực học online đang phát triển nhanh trong môi trường giáo dục, các nhà xuất bản cũng thay đổi thái độ của họ đối với những phương thức phát hành số, từ những phần phụ thêm không mấy quan trọng cho các bản sách in cho tới một thành phần quan trọng và mang tính chiến lược trong việc kinh doanh của họ. Đi kèm với sự thay đổi ưu tiên trong danh mục các sản phẩm là sự chuyển đổi mô hình hoạt động đã tồn tại lâu dài của nhà xuất bản; giờ đây nhà xuất bản phải có một hệ thống kĩ năng phù hợp với hình thức công ty theo định hướng số hóa mà không đánh mất năng lực ban đầu cốt lõi của họ. Sự chuyển đổi này sẽ dẫn đến đâu?

Tương Lai của Những Nhà Xuất Bản Giáo Dục: Làm Thế Nào Để Một Nhà Xuất Bản Giáo Dục Trở Thành Một Công Ty Công Nghệ?

Hãy cùng xem xét mô hình kinh doanh cơ bản đã được chứng minh là có hiệu quả qua hàng thế kỉ của một nhà xuất bản sách in giáo dục. Một trong những mối đe dọa sống còn của nhà xuất bản và cũng là thách thức thường trực của nó chính là thị trường sách giáo khoa cũ. Thị trường sách giáo khoa cũ cạnh tranh này đã làm giảm nguồn thu của các nhà xuất bản cũng như sự trung thành của độc giả, từ đó dẫn đến suy giảm lợi nhuận khi đầu tư. Vì vậy, các nhà xuất bản hoạt động theo hình thức quay vòng – ấn bản đầu tiên của sách giáo khoa và bản chỉnh sửa của nó để thay thế cho ấn bản ban đầu sau một thời gian xác định. Họ liên tục nỗ lực tung ra các ấn bản mới để thay thế cho những ấn bản cũ. Hình thức quay vòng này đã từng giúp đem về nguồn thu ổn định và có thể dự đoán. Đến thời điểm doanh số bán ra của một ấn bản nào đó bị sụt giảm đáng kể thì ấn bản mới đã xuất hiện và vòng quay tiếp diễn.

Sau một thời gian, một hình thức khuyến khích mua sách khác được thêm vào mô hình này: một đĩa CD chứa các tài liệu đa phương tiện bổ trợ cho bản sách in căn bản. Những hình thức kèm thêm này không chỉ làm gia tăng giá trị đáng kể cho sách giáo khoa, mà còn nâng tầm hình ảnh của nhà xuất bản với tư cách một nhà sản xuất nội dung đi trước thời đại. Các hình thức kèm thêm thường được các bên thứ ba yêu cầu và coi là một phần phụ thêm thú vị cho giá trị “giáo dục thực sự” trong cuốn sách giáo khoa.

3 Yếu Tố Khiến Doanh Số Bán Sách In Sụt Giảm

Gần đây chúng ta đã thấy một sự sụt giảm doanh số bán sách in đáng kể trên thị trường giáo dục, và mô hình ấn bản đầu tiên/chỉnh sửa đã không còn tác dụng. Một số yếu tố là nguyên nhân cho xu hướng này phải kể đến:

1. Trong suốt thập kỉ vừa qua, chúng ta đã thấy một sự gia tăng chóng mặt của các công ty cho thuê và bán lại sách cũ thông qua Internet (ví dụ như Amazon, Chegg, AbeBooks, Half.com, Bookrenter.com), đặc biệt là phục vụ cho giáo dục ở các cấp cao. Do đó, những người đọc không mua được các ấn bản cũ của sách giáo khoa từ nhà xuất bản hay các cửa hàng sách có thể mua trên mạng. Nhờ có Internet, việc bán ra cùng một tựa sách ở thời điểm sau này sẽ dễ dàng hơn là một thập kỉ trước.

Places And Websites To Buy Foreign Books In Ho Chi Minh City | Vietcetera

Doanh số bán sách sụt giảm trên thị trường giáo dục
Nguồn ảnh: Vietcetera

2. Các hình thái công nghệ giáo dục đang chiếm thị phần lớn trong thị trường giáo dục bằng cách đưa ra những phương tiện giáo dục hiệu quả và thu hút. Điều này đặc biệt gây ảnh hưởng đến doanh số bán ra của các bản in phục vụ cho mục đích ôn tập hay chuẩn bị cho các kì kiểm tra, cũng như các khóa học phụ trợ. Hơn nữa, những công ty lớn trong ngành công nghệ như Google hay Microsoft cũng đều đã đầu tư vào các dự án công nghệ giáo dục. Những công ty mới tham gia này đi cùng với sự xuất hiện của OER (các tài nguyên giáo dục mở) đã làm gia tăng đáng kể sự cạnh tranh trong thị trường giáo dục.

3. Tuy nhiên, chúng ta không nên lãng quên một số giới hạn trực tiếp của sách in trong thời kì công nghệ sách cũng ảnh hưởng đến doanh số. Những khóa học trên sách in không thể thích ứng với những xu hướng giáo dục ngày nay đang tạo ra nguồn thu nhập cho rất nhiều những công ty giáo dục số. Một cuốn sách in không có khả năng thích ứng, không tạo cơ hội cho trải nghiệm học mang tính cá nhân, không tạo ra dữ liệu lớn, và cũng không hấp dẫn đối với những độc giả thời đại số.

Sự thay đổi trong bối cảnh thị trường giáo dục này đã buộc các nhà xuất bản giáo dục phải làm mới mình hoặc sẽ bị bỏ lại trong cuộc đua hướng đến tương lai. Rất nhiều nhà xuất bản, đặc biệt là những nhà xuất bản tầm cỡ, đều đưa ra những lựa chọn có tính chiến lược để mở rộng hoặc thậm chí là tái cơ cấu các sản phẩm của họ bằng cách tạo nên những sản phẩm dùng một lần và mang đậm tính cá nhân mà không thể chia sẻ hay tái sử dụng và đưa ra hình thức giáo dục hấp dẫn đối với thế kỉ 21. Nhiều nhà xuất bản trong số đó đã báo cáo rằng nguồn thu từ những sản phẩm số của họ còn lớn hơn doanh số bán ra của bản in. Sau khi báo cáo về việc suy giảm nguồn thu và sự sụp đổ giá trị cổ phần của Pearson, Giám đốc điều hành của Công ty John Fallon nói: “Vì vậy chúng tôi đang tiến hành nhiều bước táo bạo hơn để tăng tốc quá trình chuyển đổi sang các mô hình số, và tiếp tục tái lập công ty của chúng tôi.”

Sự Chuyển Đổi Số

Bước chuyển từ bản in đến các hình thức phần mềm đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà xuất bản. Họ có thể thu lại phí đăng kí giấy phép của những cuốn sách giáo khoa không thể bán lại. Thêm vào đó, so với những cuốn sách in, các khóa học online có thể tạo thêm các phiên bản mà hầu như không mất thêm chi phí. Họ có thể dần dần nâng cấp sách giáo khoa, tận dụng nguồn dữ liệu lớn và thử nghiệm với những xu hướng giáo dục sẽ sớm trở thành không thể thiếu. Những hình thức như vậy không chỉ làm giảm nhu cầu mua và thuê sách cũ mà còn cung cấp thêm các chức năng không có sẵn trong hình thái OER. Bên cạnh đó, đừng quên là một tập hợp sản phẩm số hóa hiện đại sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh nhà giáo dục sáng tạo và biết nắm bắt xu hướng của nhà xuất bản.

How to Manage Your Amazon Kindle Devices and Content | PCMag
Qúa trình số hóa ở xuất bản giáo dục gắn liền với chuyển đổi hình thức dạy và học

Sự sẵn sàng cho hình thức giáo dục số ở các trường học cũng hỗ trợ cho sự chuyển đổi số này. Ví dụ, theo một nghiên cứu được công bố năm 2014, gần 70% số trường ở Anh đang sử dụng máy tính bảng. Những con số như vậy đang gia tăng liên tục, và cùng với BYOD, chúng tạo nên một điều kiện tất yếu để giáo dục số hóa được áp dụng tại trường học. Một ví dụ khác là việc thuê các chuyên gia công nghệ trong trường học đã trở thành chuyện bình thường – một giáo viên giờ đây đã có sẵn các hình thức giáo dục số hóa cùng với sự trợ giúp hết mình của các chuyên gia công nghệ.

Tái Cơ Cấu Công Ty

Các sản phẩm số hóa không còn là những phần đi kèm không quan trọng cho sách giáo khoa nữa (hoặc là một chiếc đĩa CD không bao giờ được mở ra). Chúng là những thành phần được thiết kế đặc biệt để người dùng tích cực sử dụng và đem lại những hiệu quả dạy và học có thể đo đếm được. Hơn nữa, chúng không chỉ là những phiên bản số hóa đơn giản của các cuốn sách giáo khoa. Giáo viên và học sinh đều mong các hình thức giáo dục sẽ mang tính tương tác như các dạng nội dung họ sử dụng trên điện thoại, máy tính bảng và máy tính để bàn.

Kết quả là, các nhà xuất bản cần có khả năng thiết kế các sản phẩm cho đúng đắn, quảng bá cho chúng một cách hiệu quả và giữ cho những kế hoạch tương lai của họ đi đúng hướng qua việc kiểm soát thời gian và vốn. Sự phát triển của năng lực bên trong tập đoàn, cả về văn hóa lẫn công nghệ, là điều kiện tiên quyết để hoạt động trong lĩnh vực này. Để một hình thức số có tính liên kết với các phương thức phát triển và nhãn hiệu của họ, sự pha trộn giữa một luồng gió mới và kinh nghiệm của nhóm nội bộ sẽ đảm bảo đem lại kết quả tốt nhất. Điều này dẫn tới một số thách thức cần vượt qua:

  •  Đội ngũ biên tập của nhà xuất bản đã hoàn thiện cách thức thiết kế, dàn trang thông tin và chuẩn bị các bài tập cùng các bài kiểm tra trong nhiều năm qua. Giờ đây, các tác giả cần trở thành những chuyên gia để điều chỉnh cả quá trình bằng cách trình bày thông tin theo một phương thức biểu đạt hiện đại. Họ cần xây dựng lại mô hình tư duy của họ từ việc sáng tạo những cuốn sách chuyển thành tạo nên các khóa học online. Trong thời kì quá độ này, tất cả những công cụ sản xuất nội dung mà cung cấp các hoạt động tương tác sẵn có hay các mẫu có thể chỉnh sửa được đều trở nên vô giá. Điều này giúp cho họ làm quen tốt hơn với những lựa chọn sẵn có, thử nghiệm nhiều phương thức khác nhau và giúp cho quá trình của họ trở nên hiệu quả hơn.
  •  Các nhà xuất bản cần trở thành những nhà tuyển dụng có năng lực cạnh tranh để thu hút những kĩ sư hay các chuyên gia về kĩ thuật số, những người đang ưu tiên làm việc cho các công ty kĩ thuật uy tín hay các công ty khởi nghiệp thú vị hơn là làm việc cho ngành xuất bản. Việc cung cấp các công cụ phù hợp, môi trường làm việc hấp dẫn cùng động lực làm việc là rất cần thiết. Một cách tiếp cận khác là tham gia các hình thức đã có sẵn (ví dụ như nền tảng LMS) mà việc duy trì và phát triển thêm đang bỏ ngỏ cho các công ty chuyên về lĩnh vực này.

Các nhà xuất bản giáo dục cần dần dần làm dầy thêm những kĩ năng công nghệ và cho đi vào hoạt động những hệ thống không chỉ trợ giúp mà còn phát triển cho công việc kinh doanh trong tương lai của họ. Cũng giống như các hệ thống ngân hàng ngày nay chủ yếu dựa vào hệ thống công nghệ thông tin của họ hơn là các đơn vị thực tế để có được mối liên hệ an toàn với những khách hàng của họ, các nhà xuất bản giáo dục cũng nên xây dựng năng lực của họ đối với các hệ thống hỗ trợ việc tạo lập, phân phối và sử dụng không bị gián đoạn của những phương thức số mới. Điều này không có nghĩa là họ phải tự mình xây dựng nên những hệ thống như vậy. Tuy nhiên, họ cần có một mức độ hiểu biết nhất định để xác định được những nhu cầu công nghệ, lựa chọn những hình thức phù hợp, giám sát việc hoạt động liên tục của những hình thức số mới, hoặc là nhận thức được nhu cầu bảo trì và thích ứng hệ thống dựa trên những thay đổi liên tục của công nghệ.

Tóm Tắt

Khi số lượng người sử dụng của các nhà xuất bản giáo dục chạm mốc hàng triệu, cùng lúc với việc tiếp cận các tài liệu đa phương tiện, các thách thức ngày càng lớn hơn. Hơn nữa, những người học này phần lớn đều là những công dân số đã quen thuộc với những trải nghiệm có chất lượng hàng đầu và tập trung vào người sử dụng với việc áp dụng công nghệ mới. Ngành xuất bản giáo dục K12 có những nhu cầu hết sức đặc biệt, khác với những nhu cầu trong đào tạo tập đoàn hay giáo dục cấp cao, và đây chính là nơi tập trung phần lớn những Hệ thống quản lí học tập (LMS) và các công cụ sáng tạo. Vì vậy, việc lựa chọn các công cụ sáng tạo phù hợp có khả năng xây dựng nên những tài liệu có tính tương tác cao và các hình thái có liên quan để sẵn sàng tung ra thị trường là một quyết định mang tính chiến lược cho những năm tới.

IPER tổng hợp và lược dịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *