Cuộc sống của con người không thể nào tách rời khỏi các triết lý. Những triết lý hiện nay đã được nghiên cứu và đúc kết thành những kết luận chắc chắn. Vì vậy mà người ta thường có xu hướng đánh giá cao tính ứng dụng của triết lý và đưa chúng vào trong nhiều lĩnh vực nhất định. Với giáo dục, triết lý giáo dục là gì? Cùng IPER tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Triết lý giáo dục là gì?
Theo GS.TS. Nguyễn Minh Thuyết cùng PGS.TS. Hoàng Thị Hòa Bình có đề cập: “Triết lý giáo dục là tư tưởng định hướng cho việc phát triển giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của người học, cộng đồng và xã hội trong bối cảnh lịch sử nhất định.” Triết lý giáo dục tác động mạnh đến việc xác định mục tiêu, hệ thống, nội dung, phương pháp giáo dục và cách thức đánh giá kết quả giáo dục. Triết lý giáo dục thường do các nhà tư tưởng, lãnh tụ quần chúng, lãnh đạo quốc gia, các nhà giáo dục hoặc tổ chức chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục,… đề xướng.
Triết lý giáo dục có thể phổ biến trong phạm vi quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc chỉ giới hạn trong phạm vi một cơ sở giáo dục. Có những triết lý giáo dục phát huy ảnh hưởng hàng trăm năm, song cũng có những triết lý chỉ phù hợp với giai đoạn lịch sử nhất định.
Một trong những khái niệm khác cũng được rất nhiều người biết: “Triết lý giáo dục là ấn định lập trường, phương pháp, mục đích của một nền giáo dục cụ thể như dạy cái gì, phương pháp dạy như thế nào dạy để làm gì, đào tạo ra con người nhân bản hay đào tạo ra người thợ làm việc như cái máy. Triết lý giáo dục là ấn định nội dung phương pháp mục đích để định hướng một nền giáo dục.” (Theo https://giaoduc.net.vn/) Như vậy triết lý giáo dục là triết học về giáo dục, nó không thể tách ra khỏi triết học nên nó phải được hình thành theo quy luật vận động của đời sống xã hội.
Từ hai khái niệm trên ta có thể rút ra được triết lý giáo dục là “Triết lý giáo dục là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo, cốt lõi phản ánh một cách khái quát dưới dạng mệnh đề cô đúc, ngắn gọn về mục đích của giáo dục nhằm đáp ứng các yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, có tác dụng định hướng hành động cho con người.”
Triết lý giáo dục của một số quốc gia
Nếu như tìm hiểu kỹ, bạn sẽ dần nhận thấy rằng các triết lý giáo dục của mọi quốc gia là không giống nhau. Dưới đây là triết lý về giáo dục của những nước có hệ thống giáo dục được đánh giá cao.
Triết lý giáo dục của Singapore
Triết lý giáo dục của Singapore đề cao việc nắm bắt tốt tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ và toán học. Ngoài ra, họ còn nhấn mạnh tới yếu tố đạo đức trong hệ thống giáo dục.
Triết lý giáo dục của Mỹ
Ở Mỹ, triết lý giáo dục sẽ dựa trên tính dân chủ, tự do, như chính cuộc sống của người dân ở quốc gia này. Triết lý Giáo dục của Mỹ được kế thừa truyền thống giáo dục châu u với chủ nghĩa tự do và nguyên tắc dân chủ là trên hết.
Triết lý giáo dục của Hy Lạp
Quốc gia này đề cao vai trò của giáo dục đối với nền kinh tế của đất nước. Vì thế triết lý giáo dục của Hy Lạp luôn gắn liền với câu hỏi “Tại sao cần có triết lý giáo dục? Và cái nó tạo ra là gì?”
Triết lý giáo dục Nhật Bản
Triết lý giáo dục Nhật Bản đã tập trung từ thời Minh Trị và lấy đạo đức là trung tâm. Nó đã được phản ánh theo nhiều cách khác nhau có tác động tích cực và lâu dài đến toàn xã hội Nhật Bản.
Mỗi quốc gia có triết lý giáo dục riêng, với những giá trị và tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại, mục đích của giáo dục là cung cấp kiến thức và kỹ năng cho học sinh, giúp họ phát triển tối đa năng lực của mình và đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
Mục tiêu của triết lý giáo dục
Ba mục tiêu chính:
Hướng đến sự công bằng và bình đẳng:
Đảm bảo rằng tất cả các học sinh đều có cơ hội truy cập đến kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát triển. Điều này có nghĩa là giáo dục không nên có sự phân biệt đối xử, kỳ thị hay phân chia các học sinh dựa trên thành tích, giới tính, tôn giáo hay văn hoá. Tất cả các học sinh đều được trao cơ hội công bằng để phát triển và đóng góp cho xã hội.
Tôn trọng văn hóa và đa dạng:
Đề cao và đánh giá sự tôn trọng, đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và giới tính. Điều này giúp tạo ra môi trường giáo dục tích cực, khuyến khích sự chia sẻ và học hỏi giữa các học sinh từ các nền văn hóa khác nhau. Tạo ra sự đa dạng trong phương pháp giảng dạy và học tập, giúp học sinh phát triển khả năng thích nghi và làm việc với những người khác nhau.
Khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới:
Tạo ra những phương pháp giảng dạy mới và hiệu quả hơn. Giúp giáo viên tìm ra những cách tiếp cận khác nhau để truyền đạt kiến thức cho học sinh, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy sáng tạo và tìm ra những giải pháp mới cho các vấn đề. Đồng thời cũng giúp học sinh trở nên sáng tạo và đổi mới trong suy nghĩ, giúp họ trở thành những người có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi liên tục.
Tóm lại, triết lý giáo dục là một tư tưởng giáo dục xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. Triết lý giáo dục ấy tồn tại trên nền tảng của văn hóa nhằm hướng tới xây dựng xã hội công bằng. Bạn có thể tham khảo Giáo dục và các xu hướng giáo dục trong thời đại ngày nay.
Content by Nguyễn Thị Hải Yến