Đại dịch Covid-19 đã tạo ra những tác động to lớn đối với giáo dục Việt Nam cũng như giáo dục thế giới. Hàng loạt các cải cách, thay đổi, điều chỉnh trong và ngoài trường học đã được thực hiện để thích nghi với bối cảnh mới, biến động liên tục và bất định. Với những trải nghiệm và kiến thức sâu sắc về giáo dục, Tony Wagner đã hoàn thành hai tựa sách “Làm thế nào để thay đổi trường học?”“Bài học giáo dục từ nước Mĩ” – là những sách giáo dục có tác động tích cực giúp định hình tư duy của những người làm công tác giáo dục.

Giới thiệu về tác giả Tony Wagner

Tony Wagner là Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Chính sách giáo dục và làm việc tại Phòng thí nghiệm đổi mới sáng tạo thuộc Đại học Harvard. Tony có thời gian 12 năm giảng dạy trong vai trò giáo viên trung học, là giáo sư đại học chuyên ngành Giáo dục học, đồng thời là Giám đốc sáng lập tổ chức “Các nhà giáo dục vì trách nhiệm xã hội”. Trên phương diện học thuật, ông thường xuyên tham gia các hội thảo giáo dục, cải cách trường học. Tony là tác giả của 6 đầu sách, trong đó có cuốn “The Gobal Achievement Gap” liên tục nắm giữ vị trí sách bestseller với trên 140.000 bản in.

Cải cách trường học vấn đề quan trọng nhất của thời đại!

“Làm thế nào để thay đổi trường học?” là câu hỏi lớn của ngành giáo dục nói chung và đây cũng là một trong những tựa đề sách của tác giả Tony Wagner.

Trong vai trò là một nhà Nghiên cứu giáo dục, Tony giúp độc giả hiểu được một cách có hệ thống về một nền giáo dục:

    • Thế nào là một trường học tốt? 
    • Làm thế nào để trường học có thể trở nên tốt hơn? 
    • Tại sao cải thiện trường học lại là vấn đề quan trọng của thời đại chúng ta? 

Thông qua câu chuyện về ba ngôi trường tiêu biểu của nước Mĩ giai đoạn 1980 – 1990, độc giả sẽ nhận ra được nét tương đồng giữa câu chuyện giáo dục tại Mĩ và câu chuyện giáo dục Việt Nam hiện nay. Bài học từ quá khứ sẽ là định hướng tư duy quý giá với chúng ta ở hiện tại, đặc biệt là trước những tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19, đòi hỏi tốc độ đổi mới cần phải được đẩy nhanh hơn bao giờ hết.

Trách nhiệm đổi mới giáo dục thuộc về ai?

Nếu cuốn “Làm thế nào để thay đổi trường học”, Tony giúp độc giả trả lời được các câu hỏi “What, Why, How” thì trong cuốn sách “Bài học giáo dục từ Nước Mĩ” đã chỉ ra rằng “Ai cũng có trách nhiệm đối với quá trình cải cách nền giáo dục”. Từ đó, chúng ta sẽ hình dung mình nên tư duy ra sao và làm điều gì đúng đắn để thế hệ trẻ được thụ hưởng một nền giáo dục nhân văn, tiến bộ và thực sự hữu ích.

Câu chuyện thực tế về nền giáo dục Mĩ hiện lên trong cuốn sách “Bài học giáo dục từ nước Mĩ” dường như có điểm tương đồng với con đường giáo dục Việt Nam đang đi: chương trình học nặng nề, quá nhiều nhiều bài thi chuẩn hóa, mối quan hệ rạn nứt giữa giáo viên với học sinh và phụ huynh, công nghệ và giáo dục…

Giáo dục hiện đại đang không ngừng thay đổi, cải cách để chuyển mình mạnh mẽ hơn, nhưng vẫn bị gán nhãn “yếu kém” hay “lạc hậu”. Vậy, trách nhiệm đó thuộc về ai? Về bản chất, khi tốc độ thay đổi của thế giới quá nhanh mà giáo dục lại thay đổi chậm hơn tất yếu sẽ dẫn đến một “độ vênh”. Chính vì vậy, để tốc độ chuyển biến của giáo dục có thể bắt kịp tốc độ phát triển thay đổi của thế giới sẽ cần tới sự chung tay của tất cả các bên liên quan, trong đó có chính chúng ta.

Độc giả có thể tham khảo ngay 2 cuốn sách đặc sắc thuộc Tủ sách Giáo dục Phổ thông của IPER tại đây.

Tháng Ba này, Tủ sách Giáo dục tại IPER có ưu đãi gì đặc biệt? Hãy cũng mình khám phá nhé!

Từ 11 – 31/3, khi độc giả đặt combo hoặc boxset của 2 cuốn sách này trên kênh online tại:

bạn sẽ nhận được ngay ưu đãi lên đến hơn 250K (bao gồm ưu đãi 30% – 37%/sản phẩm cùng 01 cuốn sách “Đọc sách và con đường gian nan vạn dặm” tặng kèm với đơn hàng).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *