Chắc hẳn khi mới bắt tay vào làm nghiên cứu khoa học bạn có nghe qua đến cụm từ “nghiên cứu định tính” và “nghiên cứu định lượng”. Liệu bạn đã thật sự hiểu hết ý nghĩa của hai cụm từ này cũng như sự khác biệt của chúng. Hãy cùng IPER tìm hiểu ngay nhé!

Nghiên cứu định tính là gì?

Khái niệm

Nghiên cứu định tính(Qualitative research) là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng ‘phi số’ để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra (dưới đây gọi chung là ‘đối tượng nghiên cứu’) nhằm phục vụ mục đích phân tích hoặc đánh giá chuyên sâu. (theo MCG)

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nghiên cứu định tính

Ưu điểm

Dưới góc nhìn của những người trong cuộc: Người nghiên cứu đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn những vấn đề mà nghiên cứu định lượng dễ bị bỏ qua. Nghiên cứu định tính giúp làm rõ các yếu tố về hành vi, thái độ của đối tượng nghiên cứu.

  • Phát hiện ra những thông tin hữu hiệu một cách nhanh chóng.
  • Thời gian tiến hành thường ngắn hơn và tốn ít chi phí hơn. 

Nhược điểm

Như đã nói ở ưu điểm, thời gian tiến hành nghiên cứu định tính thường ngắn hơn và tốn ít chi phí hơn. Bên cạnh đó thì đó cũng là mặt hạn chế về rất lớn về độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. Vì thiết kế một nghiên cứu định tính không thể có mẫu quy mô lớn và kết quả của nghiên cứu định tính mang rất nhiều tính chủ quan.

Thời gian thu thập và phân tích dữ liệu cho một lần nghiên cứu khá dài và rất khó khăn. Thời gian của một cuộc khảo sát thường kéo dài khoảng 30’, điều này có thể khiến cho người được phỏng vấn cảm thấy chán nản, mệt mỏi và không thoải mái vì vậy mà phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc phỏng vấn. 

Vì mang tính chủ quan nên việc khái quát hóa kết quả nghiên cứu lên tổng thể bị hạn chế.
Tính minh bạch của nghiên cứu định tính thấp như đối với một số vấn đề nhạy cảm, nhà nghiên cứu sẽ giữ kín danh tính của người trả lời.

Nghiên cứu định lượng là gì?

Khái niệm

Nghiên cứu định lượng (Quantitative research) là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng hóa việc thu thập và phân tích dữ liệu. (theo MCG)

Ưu điểm

Trái ngược với nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng có tính khái quát, độ tin cậy và tính đại diện của kết quả nghiên cứu định lượng khá cao. 

Tốn ít thời gian hơn để tạo quá trình khảo sát, có thể sử dụng công nghệ để thực hiện nghiên cứu khảo sát này.

Mang tính khách quan vì các dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học nên phương pháp định lượng được coi là khá khoa học và hợp lý.

Quá trình phân tích nhanh hơn: Có thể sử dụng các phần mềm giúp phân tích, xử lý cùng một lúc các dữ liệu lớn một cách nhanh chóng và chính xác, đồng thời cũng giảm khả năng bị lỗi do quá trình xử lý. 

Nhược điểm

Vì nhu cầu xử lý một lượng mẫu nghiên cứu lớn, nên chi phí thực hiện một đề tài nghiên cứu với phương pháp định lượng sẽ rất cao. 

Tác động của môi trường xung quanh ảnh hưởng đến câu trả lời của người trả lời nên đôi khi câu trả lời sẽ không chính xác đúng như ý muốn của người trả lời

Đôi lúc người trả lời sẽ trả lời nhầm ý mà người hỏi muốn hỏi, vì hầu hết nghiên cứu định lượng người phỏng vấn không thể can thiệp để giải thích.

Sự khác biệt của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
Thu thập thông tin Thu thập dữ liệu bằng chữ, tiếp cận để tìm cách mô tả, pһân tíᴄһ ᴄáᴄ đặᴄ điểm ᴄủa nһóm người ᴠà tһu tһập dữ liệu bằng ᴄһữ. Thu thập dữ liệu bằng số, giải quyết quan hệ trong nghiên cứu và trong lý thuyết bằng quan điểm diễn dịch.
Sử dụng lý thuyết Sử dụng theo hình thức quy nạp, quan điểm diễn giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu.  Chủ yếu sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp có thể chứng minh được trong thực tế.
Phương hướng nghiên cứu Đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có kỹ năng quan sát, khả năng chọn mẫu tương thích do đây là giai đoạn đầu hình thành lên đề tài. Đó sẽ là những phương pháp như: phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm hay quan sát tham dự. Được thực nghiệm thông qua các biến, nghiên cứu đồng đại chéo, lịch đại, nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu so sánh,…
Chọn mẫu nghiên cứu Cách chọn mẫu không cần sắp xếp theo thứ tự, bao gồm chọn theo xác xuất, xác suất ngẫu nhiên, xác suất chùm, mẫu hệ thống, cụm, phân tầng hay chọn mẫu phi xác suất. Cách chọn mẫu bắt buộc phải theo thứ tự sẽ bao gồm: chọn mẫu theo thứ tự, câu hỏi đóng – mở, câu hỏi được soạn, câu hỏi ngắn gọn, xúc tích, câu hỏi không gây tranh luận.

Kết luận

Trong tất cả các bài nghiên cứu, nên xem xét và cân nhắc kĩ trước khi sử dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng để có được những kết quả cao nhất và giá trị nhất. Độc giả có thể tìm đọc thêm cuốn Từng bước nhập môn Nghiên cứu Khoa học xã hội.

Content by Nguyễn Thị Hải Yến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *