Hơn 2 năm qua đi, chúng ta đang chứng kiến những thay đổi chóng mặt của thế giới về kinh tế, chính trị, xã hội và cả ngành giáo dục để thích nghi với tình hình mới. Những thay đổi lớn từ ngành giáo dục khi chuyển từ dạy và học trực tiếp sang dạy và học trực tuyến đã đặt ra bài toán lớn: Hoạt động đào tạo giáo viên tại Việt Nam nên thay đổi như thế nào để các thầy cô giáo có thể thích ứng nhanh chóng với tình hình mới, đảm bảo công tác dạy và học cũng như hoạt động quản lý diễn ra hiệu quả?’. Là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xuất bản và giáo dục, IPER đặc biệt quan tâm tới cách mà hệ thống giáo dục của chúng ta đang nỗ lực giải bài toán này.

Bức tranh tích cực về giáo dục Việt Nam 4 năm trở lại đây

Với kinh nghiệm làm việc 17 năm trong lĩnh vực giáo dục, và tiếp xúc với hầu hết các nhóm giáo viên từ trường công, tư nhân đến quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, TS. Nguyễn Thị Thu Huyền nhận thấy rằng “Bức tranh giáo dục của Việt Nam 4 năm trở lại đây thay đổi rất nhanh chóng và là những tín hiệu đáng mừng”.

Khi phân tích về những thay đổi tích cực trong chương trình đào tạo giáo viên, chị Huyền chia thành 2 phần rõ ràng, tương ứng với 2 nhóm đối tượng cụ thể:

  • Re-service (đào tạo giáo viên ban đầu): là chương trình đào tạo sinh viên trong các trường sư phạm, các bạn sinh viên từ phổ thông trở lên lần đầu tham gia vào các chương trình giáo viên trở lên
  • In – service training (đào tạo trong quá trình làm việc): các bạn giáo viên đã có những nền tảng ban đầu để có thể trở thành giáo viên, được nhận vào trường học và họ sẽ tiếp tục tham gia vào quá trình đào tạo.

Thứ nhất là những thay đổi từ re – service training:

Hiện nay, các trường sư phạm kết nối nhiều hơn với các trường phổ thông trong thiết kế chương trình tham gia vào các hoạt động kiểm định. Đồng thời, các tiêu chuẩn về hợp tác với người sử dụng lao động là yêu cầu bắt buộc. Có thể nhận thấy rõ ràng các liên kết hợp tác giữa các trường sư phạm với những người sử dụng lao động đã được cải thiện.

Tiếp theo, chương trình đào tạo ban đầu cũng được thay đổi trở nên thú vị hơn với các bạn sinh viên ở trường sư phạm. Nếu trương đây, trong quá trình đào tạo, phần thực hành chỉ gửi về cho trường công thôi thì hiện nay, nó đã được gửi đến các bạn sinh viên ở cả trường tư thục, thậm chí là các trường học có yếu tổ nước ngoài.

Với một vài thay đổi như trên nó đã cho thấy giáo dục của chúng ta đang đi rất đúng hướng và có nhũng thay đổi tích cực.

Thứ hai là những thay đổi in – service training.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào các chương trình phổ thông 2018 là một trong những thay đổi rõ rệt nhất. Chúng ta đã có thiết kế 9 modules đào tạo trực tuyến để giáo viên có thể học bất cứ nơi đâu, có thể học đi học lại nhiều lần. Thay vì, trước đây chúng ta phải đến tật nơi, mang vác sách vở thì mới có thể tham gia huấn luyện, thì hiện nay, nếu lỡ 1 hôm không thể tham gia chúng ta hoàn toàn có thể xem lại.Đây được coi là một bước phát triển mang tính lịch sử trong đào tạo giáo viên. Chính giáo viên sẽ được thích ứng, trải nghiệm công nghệ thông tin để họ phải thốt lên “ À, chúng ta phải ứng dụng CNTT để đổi mới hoạt động giảng dạy thuận tiện hơn”

Một cái nữa là hoạt động bồi dưỡng giáo viên diễn ra đa dạng hơn. Mô hình nghiên cứu bài học, các sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề, các hoạt động co – teaching đã được triển khai phổ biến ở khối tư hay quốc tế và cũng được các trường công ứng dụng. Thực tế đã chứng minh rất nhiều trường đã thực hiện rất tốt.

Trước đây, chúng ta nói giáo viên trường công học một lần là làm cả đời, họ không cần vươn lên. Đó là một định kiến. Hiện nay, có nhiều trường đã làm tốt. Đương nhiên, mình không phủ nhận có những khu vực, trường học động lực để tích cực tham gia các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo giáo viên là chưa tốt với các hình thức nhàm chán làm theo thói quen, điểm danh có mặt. Chúng ta thướng có khuynh hướng học những cái gì nó nhanh, có ngay kết quả. Ví dụ như phương pháp giảng dạy thì rất hào hứng nhưng đi một buổi tập huấn tìm hiểu về tâm lý người học, triết lý giáo dục, nghe hơi thô nhưng nó là cốt lõi thì giáo viên của mình sẽ không hào hứng.

Qua những chia sẻ của TS. Nguyễn Thị Thu Huyền, chúng ta vẫn có những cái nhìn tích cực trong giáo dục hiện nay.

Những điểm khác biệt giữa đào tạo giáo viên tại Việt Nam so với các nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Phần Lan.

Chia sẻ về những điểm khác biệt giữa đào tạo giáo viên tại Việt Nam với các nền giáo dục Anh, Mỹ, Úc, Phần Lan, chị Huyền đã chỉ ra 3 điểm khác biệt nổi bật nhất như sau:

Điểm khác biệt số 1: Sự phát triển chuyên môn liên tục

Ở các nền giáo dục phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Phần lan thì họ coi trọng việc đào tạo giáo viên. Để đổi mới giáo dục phổ thông thì họ phải nghĩ đến đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, chính sách, tiêu chuẩn giáo viên. Từ đó, mới dẫn đến họ đưa ra những đề án thay đổi giáo dục phổ thông. Linh hồn cho sự thành công của một nền giáo dục, yếu tố đầu tiên là người giáo viên, yếu tố tiếp theo là chương trình đào tạo và sau cùng mới là văn hoá quản trị nhà trường. Vì vậy, yếu tố giáo viên không chỉ là tiêu chuẩn chế độ mà còn là đào tạo giáo viên như thế nào?

Về chúng ta, chúng ta cũng rất tập trung đào tạo người giáo viên ban đầu để họ đạt được bằng tối thiểu như cao đẳng, đại học. Mặc dù, chúng ta cũng thường xuyên làm các hoạt động bồi dưỡng giáo viên nhưng chúng ta không quá chú trọng. Thậm chí, một người giáo viên có kinh nghiệm 20 năm, họ cũng đi bồi dưỡng nhưng họ chỉ nghe thôi nhưng không có bài kiểm tra hay thu hoạch nào để đánh giá hiệu quả tập huấn. Nội dung chúng ta có nhưng vì không coi trọng chất lượng nên chúng ta nghĩ chúng ta không cần thay đổi.

Đây chính là điều khác biệt giữa đào tạo giáo viên của Việt Nam (trước đây) với các nền giáo dục phát triển. Ở Mỹ họ nhận ra từ rất sớm, những năm 1950, chứ không phải đến năm 1980 đâu. Họ nhận ra tầm  quan trọng của cả re-service và in-service training. Có rất nhiều nghiên cứu để tìm ra model (mô hình ) phát triển nhân viên. Làm thế nào để kết nối đào tạo ban đầu với in-service?

Họ có 1 năm để novice teacher  (những giáo viên mới, trúng tuyển vào trường) kết nối đào tạo ban đầu, đào tọa trong quá trình tập sự, đào tạo khi họ trở thành giáo viên. Ở Anh cũng vậy, họ có những teacher standards (chuẩn giáo dục), và cả ở Mỹ. Gần đây, chúng ta cũng mới có những chuẩn giáo viên. Chuẩn giáo viên của chúng ta cũng xuất phát từ các yếu tố văn hóa, chính trị, quản lý, tiêu chuẩn của chúng ta cũng khác với Anh, Mỹ, Úc. Nếu các bạn đọc kỹ các tiêu chuẩn của Anh, Mỹ, Phần Lan thì sẽ thấy không có nhiều khác nhau so với Việt Nam. Cách chia, cách phát biểu có thể khác nhau, nhưng gói gọn lại thì cũng không khác bao nhiêu.

Điểm khác biệt số 2: Sự khác biệt trong chương trình đào tạo tổng thể

Một cái nữa, là trong các mô hình đào tạo của họ không có quá nhiều môn như chúng ta. Ví dụ:

Mô hình đào tạo cử nhân của chúng ta có vài chục môn, ở Anh số lượng môn ít hơn rất nhiều. Môn học được thiết kế theo tính chất kết nối với nhau, dạy và học, chứ không có các học phần như nghiên cứu khoa học, phương pháp giảng dạy học phần 1, phương pháp giảng dạy học phần 2…Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?

Vì cách thiết kế chương trình tổng thể, họ có thể dạy một môn để học sinh có thể học cả năm. Năm 2, một môn teaching learning and assessment tức là việc dạy, việc học và đánh giá được gói lại trong một môn. Việc này có thể 3 – 4 giảng viên cũng dạy, mỗi giảng viên dạy một phần nhưng họ xếp lại thành một đánh giá và đòi hỏi học sinh làm các nhiệm vụ trong môn học đó. Việc thiết kế chương trình như thế tạo nên sự tổng thể, và khi sinh viên học kết nối các phần lại với nhau, sinh viên có thể hiểu tường tận, gốc rễ của vấn đề. Còn khi ta xé nhỏ chương trình ra, chúng ta có quá nhiều học phần, quá nhiều người dạy nhưng không có sự thảo luận với nhau, dẫn đến sinh viên học xong môn nào, thi xong môn nào thì chỉ biết môn đấy thôi, không có kết nối được. Đây là điểm thứ 2 về sự khác biệt trong chương trình đào tạo tổng thể ban đầu.

Điểm khác biệt thứ 3: Chúng ta gọi là bồi dưỡng chuyên môn còn bên kia họ gọi là đào tạo trong quá trình làm việc.

Ở trong trường học họ cho rằng việc ngồi với nhau thảo luận với nhau không phải hình thức phát triển chuyên môn duy nhất . Nó đúng là 1 cách thức, nhưng không phải duy nhất.

Mô hình co – teaching cùng dạy với nhau. Hai giáo viên cùng co – planning thiết kế ra một hoạt động dạy, nó không phải dự giờ, đó là nhu cầu của họ và họ nhận thấy học sinh lớp 2 cũng cần kỹ năng này, lớp 4 vẫn cần kỹ năng này ở cấp độ cao hơn thì liệu giáo viên lớp 2 và lớp 4 có thể ghép 2 lớp lại với nhau đề cùng học không? Hai người cùng ngồi lại để co – planning cho học sinh học và đây cũng là cơ hội họ học hỏi chuyên môn với nhau. Họ không cần chỉ thị từ trên xuống để làm, mà đó là nhu cầu tự thân của người giáo viên.

Ở Việt Nam cũng có hình thức nghiên cứu, có tổ chuyên môn cùng thảo luận để ra vấn đề, soạn giáo án chung, giảng mẫu có người dự giờ. Nhưng gần như 1 năm làm một lần vì nó tốn quá nhiều thời gian thế nhưng việc học thay đổi diễn ra hàng ngày theo nhiều cách. Việc bắt cặp giữa 1 người giáo viên novice với 1 giáo viên kinh nghiệm để cùng thiết kế hoạt động, không chỉ người mới học người có kinh nghiệm, mà người có kinh nghiệm có thể học hỏi nhiều ý tưởng từ người mới.

Trong các cuốn sách mà Iper xuất bản có các casestudy mà các thầy cô có thể thấy: các trường xuất phát điểm không phải tốt nhưng họ đã lột xác hoàn toàn. Không phải do họ thay đổi chương trình hay tuyển chọn học sinh giỏi mà vẫn là tệp học sinh ấy nhưng sự thay đổi chính là thay đổi chuyên môn của những giáo viên trong trường học. Họ tạo động lực , tạo văn hóa khuyến khích, tạo các nhóm, khai thác các giáo viên chia sẻ mô hình rất đơn giản

Mô hình teach meet, đơn giản là giáo viên có thể chia sẻ 5 – 10 phút, mỗi tháng mỗi lần giữa các trường trong cùng khu vực. Mỗi trường lần lượt trở thành host, không nói nhiều chỉ tập trung chia sẻ kinh nghiệm thực tế . Có những buổi giáo viên vừa ăn trưa vừa nói chuyện với nhau, hay hoạt động coffe talk vừa uống coffe, vừa nói chuyện chuyên môn cùng nhau. Người ta khuyến khích làm điều đó, tạo cho giáo viên không gian làm việc cởi mở.

Chúng ta cần thoát ra tư tưởng bồi dưỡng chuyên môn là một đợt tập huấn, phải ngồi nghe, mời chuyên gia; giáo viên có thể chia sẻ những trải nghiệm của mình từ trường đai học đến khi trở thành một người thực hành. Giáo viên có thể phát triển, lột xác bằng việc học hỏi từ chính đồng nghiệp và những cố vấn trong trường học của mình.

Tony wagner cũng đề cập đến vai trò của những người cố vấn trong các tựa sách. Bây giờ người cố vấn không giữ có vai trò quyết định, họ chỉ ra vấn đề,  thay đổi môi trường là do đội ngũ bên trong.

[Continue]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *