Bạn đã bao gặp vấn đề: Khi lên ý tưởng nghiên cứu, bạn – nhà nghiên cứu mới thường có xu hướng bắt đầu bằng việc quan sát các vấn đề trong thực tiễn. Sau đó, bạn tiếp tục đọc các tài liệu tổng quan để xác định các khoảng trống nghiên cứu cũng như mục tiêu của nghiên cứu. Mặc dù cách tiếp cận này không sai, nhưng có thể thiếu hiệu quả. Nhằm giúp các nhà nghiên cứu mới tìm ra quy trình nghiên cứu tốt và hiệu quả hơn, FLIS phối hợp với REK và IPER thực hiện Tọa đàm: “Đứng trên vai người khổng lồ – Hai quy trình để tìm ra câu hỏi nghiên cứu tốt”.
THÔNG TIN CHƯƠNG TRÌNH
- Tên chương trình: “Đứng trên vai người khổng lồ – Hai quy trình để tìm ra câu hỏi nghiên cứu tốt”
- Thời gian: 14:00 Thứ 6, ngày 29 tháng 3 năm 2024
- Địa điểm: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Diễn giả: TS. Phạm Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Chuyển giao Tri thức, Trường Đại học Thành Đô.
GIỚI THIỆU DIỄN GIẢ TS. PHẠM HÙNG HIỆP
- Ông hiện đang là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục và Chuyển giao Tri thức, Trường Đại học Thành Đô;
- Ủy viên Hội đồng Khoa học – Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Ông tốt nghiệp TS chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan, Trung Quốc.
- Ông cũng từng là nghiên cứu viên tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đại học, Đại học Melbourne theo chương trình Endeavour Fellowship của Chính phủ Australia.
- Hướng nghiên cứu của TS. Phạm Hiệp bao gồm đổi mới giáo dục, giáo dục quốc tế và chính sách khoa học.
- Ông đã công bố hơn 60 bài báo/chương sách trên các tạp chí/sách được WOS/Scopus chỉ mục. Theo hồ sơ của Scopus, H-index của TS. Hiệp hiện nay là 16. Ông cũng đang là thành viên Ban biên tập/Ban cố vấn của 05 tạp chí được WOS/Scopus chỉ mục.
Trong buổi trao đổi này, TS. Phạm Hiệp sẽ giới thiệu một quy trình làm nghiên cứu khác mà theo đó, người nghiên cứu bắt đầu bằng cách đọc một số nguồn tài liệu “kinh điển”, nơi mà các nhà nghiên cứu hàng đầu và các tạp chí uy tín trên thế giới đã tổng kết các vấn đề lớn. Bằng cách này, nhà nghiên cứu có thể nắm bắt được các vấn đề quan trọng và lý luận cơ bản trong lĩnh vực của mình.
Sau khi đã nắm vững điều này, việc quay lại xem xét bối cảnh nghiên cứu để thu thập dữ liệu thực nghiệm là bước tiếp theo cần thực hiện. Qua hai bước này, việc định hình mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu trở nên dễ dàng hơn và dễ được chấp nhận hơn. Các ví dụ thực tiễn từ trải nghiệm công bố, biên tập và phản biện tại các tạp chí quốc tế cũng sẽ được TS. Hiệp giới thiệu và minh họa.
Trong buổi trao đổi này TS. Phạm Hiệp cũng sẽ giới thiệu Phương pháp trắc lượng thư mục để làm tổng quan tài liệu cho một nghiên cứu.
Nếu bạn cũng là một nhà nghiên cứu mới bắt đầu vào công cuộc nghiên cứu hoặc bạn đang thường thực hiện theo quy trình mà được cho là chưa có nhiều hiệu quả thì hãy tham gia chương trình để được học hỏi các kiến thức mới về quy trình nghiên cứu sao cho tối ưu và hiệu quả nhất nhé.