Đánh giá bài viết này

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự bùng nổ của Internet, kiến thức của nhân loại cũng không còn bị bó buộc trong một vùng lãnh thổ nhất định. Thay vào đó, các định nghĩa mới về giáo dục mở (OE), khoa học mở (OS), tài nguyên giáo dục mở (OER) cũng dần ra đời để phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm thông tin, tài liệu của mọi người. Việt Nam cũng là một quốc gia coi trọng và đề cao việc xây dựng và phát triển OER. Vậy thực trạng tài nguyên giáo dục mở Việt Nam hiện nay như thế nào? Địa chỉ nào cung cấp tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

tai nguyen giao duc mo viet nam 2
Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam

Tài nguyên giáo dục mở là gì?

Khái niệm tài nguyên giáo dục mở (Open Education Resources – OER)) lần đầu tiên được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc – UNESCO đưa ra tại Diễn đàn 2002 về Khóa học mở (2002 Forum on OpenCourseware). Theo đó, tài nguyên giáo dục mở được định nghĩa là các tài liệu dạy, học và nghiên cứu nằm trong miền công cộng (public domain) hoặc được công bố sử dụng các giấy phép sở hữu trí tuệ cho phép người khác sử dụng, phóng tác (adapt) và phân phối (distribution) miễn phí. 

Tài nguyên giáo dục mở có thể là sách giáo khoa, tài liệu khóa học và toàn bộ khóa học, học phần, bài kiểm tra, video trực tuyến,… được sử dụng để hỗ trợ tiếp cận kiến thức. Người truy cập vào OER có thể sử dụng, tái sử dụng và truy cập một cách tự do, miễn phí phục vụ cho nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Nhận thấy được tầm quan trọng của OER đối với ngành Giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung, các quốc gia, tổ chức khắp nơi trên thế giới đã và đang xây dựng kho dữ liệu tài nguyên giáo dục mở để mọi người truy cập và sử dụng miễn phí, trong đó có Việt Nam.

Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam

Năm 2005, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của phong trào khoá học mở (Open Course Ware – OCW)/OER toàn cầu. Chương trình OER của Việt Nam đã giúp cho các cơ sở giáo dục, đội ngũ giảng viên và người học có nhiều cơ hội hơn để truy cập tự do các nguồn học liệu mở ở trong và ngoài nước, đóng góp vào kho tàng OER tiếng Việt bằng việc sử dụng các công cụ phần mềm thích hợp. Tuy nhiên, thói quen dạy học theo truyền thống, thái độ thờ ơ, thiếu sự chia sẻ là các thách thức không nhỏ trong việc sử dụng rộng khắp nguồn OER ở Việt Nam.

Năm 2014, Chương trình Tài nguyên giáo dục Mở Việt Nam (Vietnam Open Educational Resources – VOER) bắt đầu được thực hiện và được hỗ trợ bởi Quỹ Việt Nam (the Vietnam Foundation) (VNF). Chương trình có mục tiêu xây dựng kho Tài nguyên giáo dục mở của người Việt và cho người Việt với nội dung phong phú, có thể sử dụng, tái sử dụng và truy nhập miễn phí không chỉ trong môi trường giảng dạy, học tập và nghiên cứu mà còn cho toàn xã hội. Nội dung trong kho dữ liệu vô cùng phong phú, bao gồm: các khoá học, các tài liệu học tập, các mô-đun nội dung bài giảng, các đối tượng học tập, tuyển tập, tạp chí… 

Mỗi nội dung được tải lên đều được đảm bảo từ uy tín của người viết (thường là các giảng viên, chuyên gia trong ngành) cũng như sự đồng kiểm duyệt của các đồng nghiệp (peer-review). Trang chủ của VOER cung cấp 22.268 tài liệu từ 13.483 tác giả, bao gồm nhiều lĩnh vực như Nghệ thuật, Kinh doanh, Toán học và Thống kê, Khoa học xã hội, và nhiều hơn nữa.

tai nguyen giao duc mo viet nam 1
Giao diện trang chủ của hệ thống dữ liệu mở Việt Nam

Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam cho phép người sư dụng tải các giáo trình dưới dạng sách điện tử PDF để có thể đọc trên máy tính khi không có kết nối Internet hoặc in thành sách giấy thông thường. Do không phải trả phí bản quyền nên sách in ra theo cách này có chi phí thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số sinh viên. 

Vì đây là nguồn học liệu mở nên tài nguyên giáo dục mở Việt Nam không chỉ được sử dụng duy nhất bởi người Việt mà tất cả người dùng trên thế giới đều có thể truy cập. Như vậy, ngoài việc hợp tác với các trường đại học trên Thế giới để thu thập những tài liệu cập nhật, chất lượng cao về cho người sử dụng tại Việt Nam, VOER còn giúp chia sẻ lịch sử, văn học và văn hóa Việt Nam tới cộng đồng toàn cầu. VOER trở thành một trong những cổng thông tin quan trọng dành cho sinh viên, giáo viên, nhà nghiên cứu trong và ngoài Việt Nam. Theo ghi nhận của hệ thống, có giai đoạn mỗi ngày có hơn 80.000 lượt người truy cập vào trang web của VOER.

Mới đây, vào ngày 25 tháng 9 năm 2023, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 1117/QĐ-TTG phê duyệt Chương trình xây dựng mô hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục Đại học. Cũng vào tháng 10/2023, Chính phủ chính thức công bố một cổng dữ liệu mở thuộc quyền sở hữu của Việt Nam giao cho Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Mọi người có thể truy cập vào: https://openscience.vn/ để tìm hiểu thêm thông tin. Những sự kiện này sẽ góp phần khẳng định sự ghi nhận tầm quan trọng của OER đối với toàn ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Trong tương lai, sự phát triển và ứng dụng OER vào công cuộc giảng dạy và nghiên cứu sẽ càng mạnh mẽ hơn nữa. Vì vậy, VOER sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi và nhiều người cần đến nó. 

Những phương pháp ứng dụng OER và kiến thức đầy đủ hơn về OER sẽ được đề cập trong cuốn sách: “Giáo dục và khoa học mở – Cẩm nang hướng dẫn dành cho giảng viên và nhà nghiên cứu”. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *