Danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú là những danh hiệu cao quý được trao tặng cho các cá nhân hoạt động và làm việc trong ngành sư phạm. Vậy tại Việt Nam, những tiêu chuẩn như thế nào thì mới được xét danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú. Hãy cùng IPER tìm hiểu nhé!
Nhà giáo ưu tú là gì?
Nhà giáo ưu tú là một danh hiệu được trao cho các cá nhân bởi nhà nước Việt Nam. Danh hiệu Nhà giáo ưu tú khác gì với danh hiệu Nhà giáo nhân dân? Danh hiệu nhà giáo nhân dân là danh hiệu cao nhất, để được xét danh hiệu nhà giáo nhân dân thì đối tượng được xét duyệt đã phải có danh hiệu nhà giáo ưu tú.
Nhà giáo nhân dân là gì?
Chắc hẳn ai cũng đều đã từng được nghe tới danh hiệu nhà giáo nhân dân từ khi đang ngồi trên ghế nhà trường, trên báo đài, tivi, mạng xã hội hay qua các bài hát về người giáo viên nhân dân. Liệu rằng bạn đã hiểu nhà giáo nhân dân là gì?
Nhà giáo Nhân dân chính là danh hiệu cao nhất được trao cho các cá nhân (thường là những người làm việc trong ngành sư phạm) bởi nhà nước Việt Nam.
Quyền lợi của nhà giáo ưu tú
Khi đạt danh hiệu nhà giáo ưu tú, pháp luật quy định các quyền lợi đối với danh hiệu này tại Khoản 3 Điều 71 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng. Nhà giáo ưu tú sẽ được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, được tặng thưởng Huy hiệu, bằng khen và mức tiền thưởng là 9.0 lần mức lương cơ sở.
Quyền lợi của nhà giáo nhân dân
Danh hiệu nhà giáo nhân dân mang những giá trị về tinh thần cũng như được hưởng các quyền lợi được quy định tại Khoản 3 Điều 71 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng. Nhà giáo nhân dân sẽ được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, được tặng thưởng Huy hiệu, bằng khen và mức tiền thưởng là 12,5 lần mức lương cơ sở.
Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”
Danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng cho các đối tượng đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau:
- Các nhà giáo nhân dân khi xét tặng danh hiệu phải trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.
- Đã 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 07 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng; 01 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 01 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.
Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 05 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.
Tiêu chuẩn nhà giáo nhân dân
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 27/2015/NĐ-CP thì nhà giáo nhân dân cần có các tiêu chuẩn sau:
Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc nhất có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá…
- Đã được 01 lần tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 02 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ trở lên).
- Có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học đã được áp dụng có hiệu quả trong giảng dạy, giáo dục, được hội đồng sáng kiến, hội đồng khoa học cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nghiệm thu.
- Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về những tiêu chuẩn này. Ngoài ra, bạn có thể tìm đọc Phẩm chất của những nhà giáo ưu tú để có thể tìm hiểu về cách mà những nhà giáo ưu tú làm việc, quản lý hoạt động giảng dạy mà họ đang thực hiện.