Đánh giá bài viết này

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về hành vi và hoạt động tinh thần của con người. Kiến thức của ngành có thể được vận dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần, cải thiện giáo dục, nghề nghiệp và các mối quan hệ. Vậy tâm lý học trong giáo dục tại nhà trường hiện nay có vai trò gì? Hãy cùng IPER tìm hiểu nhé!

Tâm lý học là gì?

Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tinh thần, hành vi, tư tưởng con người. Cụ thể hơn nữa là nghiên cứu việc xử lý thông tin cũng như biểu hiện hành vi của con người (cảm xúc, suy nghĩ, ý chí, cử chỉ, hành động); làm rõ những bản chất thật sự bên trong của con người bằng cách đi sâu vào từng ngõ ngách đời sống và xoay quanh chủ thể con người từ văn hóa, y học, giáo dục, đến kinh tế, chính trị, v…v…

Những người được gọi là nhà tâm lý học là người có chuyên môn về ứng dụng, nghiên cứu về lĩnh vực này. Ngoài ra, tâm lý học cũng có thể được phân loại riêng ra theo nhiều ngành khác như: nhà nghiên cứu nhận thức, nhà nghiên cứu xã hội học và nhà nghiên cứu hành vi. Và Nhiệm vụ của một nhà tâm lý học cần làm là phải hiểu rõ vai trò, chức năng tinh thần trong hành vi (có thể là tính cá nhân hoặc xã hội), cùng với việc sẽ khám phá ra quá trình sinh lý và vật lý, tìm ra cái nền tảng ở chức năng, hành vi trong nhận thức.

Thực trạng việc học sinh bị khủng hoảng tâm lý hiện nay

Thực tế cuộc sống nhà trường trong bối cảnh thông tin bùng nổ, các phương tiện truyền thông phát triển, thay đổi nhanh chóng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tác động mạnh đến việc học tập và sinh hoạt của học sinh. Trong đó có những vấn đề không thể giải quyết được trong khuôn khổ phạm vi, chương trình giáo dục theo nhiệm vụ được giao như định hướng cho học sinh cách quan hệ giao tiếp, ứng xử giữa học sinh – học sinh, giáo viên – học sinh, phụ huynh – học sinh, bạo lực học đường, quan hệ giữa các bạn trẻ, tình bạn khác giới, giáo dục hướng nghiệp và phân luồng cho học sinh sau phổ thông để các em phát hiện đúng và phát triển hết tiềm năng của bản thân.

Mặt khác, đối với học sinh phổ thông, khi mà nhân cách các em đang trong quá trình hình thành, phát triển có thể phải đối mặt với nhiều thách thức không dễ vượt qua. Các vấn đề tâm lý, các khó khăn trong cuộc sống nếu không được tư vấn, chia sẻ, giải tỏa kịp thời thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Thậm chí, một số em tâm sự đang đối mặt một kỳ thi quan trọng, sợ làm bài không tốt, sợ gia đình thất vọng và khi nghĩ đến những điều đó thì các em chỉ muốn… “nổ tung”. Ngoài vấn đề học tập, mối quan hệ với bạn bè cũng là nguyên nhân gây bất ổn tâm lý ở học sinh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: Số học sinh bị bắt nạt sinh ra stress chiếm tỷ lệ tương đương số em bị stress do học tập. Những học sinh có tranh cãi gay gắt với thầy cô giáo hoặc bị thầy cô la mắng, hăm dọa hoặc bị phạt thì tình trạng bị stress cao hơn so với những học sinh không bị như vậy.

Phần lớn học sinh hiện nay đang bị thiếu hụt những kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những khó khăn trong việc phát triển tâm lý học trong nhà trường phổ thông hiện nay. Trước hết, hiểu biết và sự sẵn sàng tiếp nhận khoa học tâm lý nói chung, tâm lý học trong nhà trường nói riêng ở Việt Nam của đa số người dân, trong đó có cả giáo viên phổ thông (tuy có được đào tạo sơ lược về tâm lý học) nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Giáo viên phổ thông khi gặp học sinh khó giáo dục chỉ nghĩ nhiều đến các biện pháp giáo dục mà gần như họ không nghĩ đến biện pháp của tâm lý học; những trường hợp mắc các rối nhiễu tâm lý nặng như trầm cảm, loạn thần… thường được chỉ định đến gặp bác sĩ tâm thần chứ không phải là chuyên gia tâm lý. Mọi người rất ít khi tự động tìm đến các dịch vụ tâm lý, có chăng chỉ tâm sự trên điện thoại hay với các nhà tư vấn trực tuyến.
Với chương trình học nặng nề, áp lực thi cử khiến nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy chữ, dạy kiến thức mà bỏ quên việc chăm sóc đời sống tinh thần cho học sinh. Các thế hệ thanh, thiếu niên không được nhà trường trang bị bản lĩnh đạo đức, kỹ năng sống dẫn đến những lối sống không lành mạnh, thậm chí vi phạm pháp luật hoặc phát triển lệch lạc.

Tầm quan trọng của việc đưa tâm lý học vào trong nhà trường

Đưa tâm lý học trong nhà trường sẽ giúp hình thành cho học sinh nhiều kỹ năng về học tập, định hướng nghề nghiệp, phát triển nhân cách. Các mô hình hoạt động tâm lý học không chỉ hướng đến cá nhân mà còn hướng đến toàn thể học sinh để hỗ trợ các em phát triển nhân cách hoàn thiện, mở ra cho học sinh cơ hội để nhìn lại những khó khăn của mình theo cách thức khác nhau.

tam quan trong cua tam ly hoc trong giao duc

Tuy nhiên, hoạt động thực hành tâm lý nói chung và trợ giúp tâm lý học nói riêng hiện nay ở Việt Nam chưa trở thành một hoạt động mang tính phổ biến và chuyên nghiệp. Trên thực tế, ở trong nước chưa có một mô hình hoạt động trợ giúp tâm lý học nào được kiểm nghiệm là có hiệu quả cao và được đúc kết như là một kiểu mẫu của hoạt động này.

Content by Nguyễn Thị Hải Yến

Bạn đọc có thể tham khảo thêm về tâm lý học qua tựa sách “Tâm lý học tích cực – Khoa học về phương thức sống an lạc” do IPER phát hành.

[Truyền hình Quốc hội] Cuốn sách tôi chọn | TÂM LÝ HỌC TÍCH CỰC – Khoa học về phương thức sống an lạc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *