Trong nhiều thế kỷ qua, nền giáo dục của thế giới đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ cả về hình thức lẫn nội dung. Từ cách tổ chức quản lý trường học cho đến phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên. Trong bài viết này, hãy cùng IPER tìm hiểu điểm khác biệt giữa giáo dục khai phóng và giáo dục truyền thống nhé!
Giáo dục truyền thống
Hệ thống giáo dục truyền thống là hệ thống đóng, tập trung vào người dạy, với những quy định cứng nhắc về trường lớp, chương trình giáo dục, cách dạy, cách học, cách đánh giá. Giáo dục truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm. Giáo viên sẽ là người trực tiếp giảng dạy, diễn giải kiến thức cho học sinh. Trong khi đó, nhiệm vụ của các em là lắng nghe, ghi chép và học thuộc những kiến thức đó. Đây được coi là những cách thức quen thuộc được áp dụng trong nhiều thế kỷ.
Hiện nay, nhiều người cho rằng phương pháp dạy học truyền thống vẫn mang đến những hiệu quả tích cực. Ví dụ như học sinh, sinh viên sẽ dễ dàng đạt được điểm cao trong các kỳ thi nếu thường xuyên luyện đi luyện lại cách giải bài của giáo viên. Tuy nhiên, đó chỉ là một kết quả tất yếu bởi đa số các kỳ thi tại Việt Nam nói riêng và các nước sử dụng cách giáo dục truyền thống này nói chung, đều sử dụng đi lại 1 cấu trúc đề cùng các dạng bài quen thuộc. Vì vậy, các “lò luyện thi” mọc lên như nấm để dạy các “mẹo” làm bài nhanh chứ không phải cách tư duy giải quyết vấn đề.
Do đó, một vài người lại cho rằng việc sử dụng giáo dục truyền thống cũng sẽ tồn đọng nhiều điểm trừ. Những nhược điểm này thậm chí còn có tác động lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Bởi lẽ, cách giáo dục truyền thống sẽ tạo thói quen thụ động trong học tập. Từ đó, khả năng tư duy logic cũng như tính sáng tạo của sẽ không được phát triển tuyệt đối.
Giáo dục khai phóng
Tư tưởng và mô hình giáo dục khai phóng thực chất đã có mặt từ khá lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển như: Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu u. Tại Mỹ, từ thế kỉ XIX, giáo dục khai phóng đã nhận được ủng hộ của những nhà tư tưởng như John Henry Newman và F.D. Maurice.
Giáo dục khai phóng (GDKP) là triết lý giáo dục mà ở đó con người chính là trung tâm của hoạt động đào tạo, nói cách khác, giáo dục khai phóng tập trung vào giáo dục con người thay vì chỉ giáo dục kiến thức. Tư tưởng chủ đạo của giáo dục khai phóng là khai mở những kiến thức mới mẻ, hướng tới việc phát huy tối đa sáng tạo của cá nhân, giải phóng tư duy, năng lực trí tuệ của con người và tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng cá nhân.
Giáo dục khai phóng là một hệ thống giáo dục được thiết kế để thúc đẩy sinh viên gia tăng mong muốn và khả năng học hỏi, suy nghĩ chín chắn, giao tiếp thành thạo, trở thành công dân có trách nhiệm với xã hội. Đặc trưng của mô hình này là đào tạo linh hoạt, cả chiều rộng cũng như chiều sâu của môn học, khuyến khích các môn liên ngành, tăng quyền lựa chọn.
Sự khác nhau giữa giáo dục khai phóng và giáo dục truyền thống
Giáo dục truyền thống | Giáo dục khai phóng | |
Hình thức | Giáo viên là trung tâm | Người học là trung tâm |
Cách thức giảng dạy | Truyền tải kiến thức một cách thụ động. Định hướng, kiểm tra, quản lý, đưa ra cách thức, đặt vấn đề và người học chỉ cần nghe, ghi chép và học thuộc. | Kiến thức được trao đổi từ cả 2 phía: giáo viên và người học. Cùng nhau lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá, rút ra bài học. |
Người học | Người học bị động và phụ thuộc vào giáo viên, người hướng dẫn. | Người học giữ vai trò chủ động và tự mình đánh giá và đưa ra kết quả. |
Người giảng dạy | Giáo viên là người trực tiếp trình bày, giảng dạy đồng thời họ cũng là người kiểm tra và đánh giá cuối cùng. | Giáo viên là người hướng dẫn. đưa ra định hướng, tình huống và gợi mở vấn đề. Người học sẽ là người trực tiếp tìm tòi và giải quyết vấn đề đó. |
Quá trình giảng dạy | Giáo viên sẽ truyền tải kiến thức và người học sẽ tiếp thu các phần nội dung theo phương thức được thiết lập sẵn. Quá trình giảng dạy này được lặp đi lặp lại nhiều lần. | Giáo viên đưa ra các gợi ý và hỗ trợ, tư vấn cho người học, người học có thể linh hoạt thay đổi trong quá trình học. |
Đánh giá cuối bài | Giáo viên là người đưa ra đánh giá, chấm điểm. | Cả người học và giáo viên sẽ đưa ra đánh giá buổi học. |
Trong bài viết trên đây IPER đã giúp các bạn phân tích một số những vấn đề và sự khác nhau cơ bản giữa giáo dục khai phóng và giáo dục truyền thống. IPER hy vọng với những thông tin được đưa ra, các bạn sẽ có cái nhìn chính xác hơn về giáo dục khai phóng và giáo dục truyền thống.
Content by Nguyễn Thị Hải Yến