Đánh giá bài viết này

29.08.2022, tin nhắn từ thầy Tưởng Phi Ngọ

“Tôi định sau khi đọc xong sẽ viết đôi điều về cảm nghĩ của mình. Nhưng giờ lại muốn nói vài câu, dù mới đọc được hơn hai chục trang.

Thứ nhất vì tên cuốn sách “Triết lý và chính sách giáo dục” có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ. Nó đến với tôi (và có lẽ vô số người Việt Nam khác) đã và đang công tác trong ngành giáo dục nhưng về cơ bản là mù tịt về điều này. Nó canh cánh bên mình. Nếu muốn cũng chẳng biết hỏi ai. Bây giờ thì đã có câu giải đáp khi thấy sách này có mục đích “lôi cuốn cả những người không có sẵn nền tảng triết học nhưng lại mong muốn có hiểu biết nền tảng về các vấn đề chính sách đang ẩn dưới thực tiễn giáo dục đương thời” (tr.13). Chiều qua, khi chuẩn bị đi đám cưới thì tôi nhận cuốn sách này. Thế là quên luôn đám cưới rồi sáng nay (29-8) xin lỗi người ta.

Thứ hai, ở từng chương, dưới mỗi ý (qua dòng chữ đậm) chỉ có vài trang, rồi lại sang ý khác, mà không có các cấp độ mục nhỏ hơn như truyền thống. Điều này cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, đơn giản rằng, mình đã đọc xong cái gì trước khi sang ý khác. Cứ vài trang lại có “từ khóa” như vậy khiến cho nội dung trừu tượng được chia nhỏ thành những cái cụ thể, dễ hiểu hơn. Có vẻ như nó gần giống tiểu thuyết chương – hồi của Trung Quốc mà hầu như ai cũng thích đọc khi còn nhỏ.

Thứ ba, về câu chữ,  ở nhiều đoạn, sách đã diễn đạt rõ ràng những vấn đề/nội dung vốn không rõ ràng. Tôi bái phục điều này!

Có một thắc mắc là: ở trang 12 có điểm qua các chương 5, 6, 8, 9. Nhưng sao không thấy chương 7? Cảm nhận ở những trang chưa đọc tôi sẽ nói sau.

Cảm ơn Hạ Ni!”

The nao la mot truong hoc tot 7

Đôi dòng chia sẻ của thầy Tưởng Phi Ngọ sau khi kết thúc đọc sách “Triết lý và chính sách giáo dục”.

Lần trước tôi đã nói cảm nhận ban đầu về cái hay của tên sách và bố cục sách rất cuốn hút những người làm trong ngành giáo dục ở Việt Nam muốn tìm hiểu. Bây giờ tiếp tục vài câu nữa. Thực sự là rất khó viết những dòng này bởi tác dụng to lớn từ cuốn sách.

Trước hết, sách này cho biết sơ bộ về chương trình của nước Anh hiện hành mà Việt Nam ta đã học tập để cho ra đời chương trình GDPT 2018 của mình. Từ đây giới nghiên cứu giáo dục Việt Nam (tạm gọi như thế) có thể liên hệ, so sánh với hiện trạng giáo dục Việt Nam để có thể giải thích được một số vấn đề đặt ra.

Giáo dục Việt Nam xưa nay đọng lại trong mỗi người chủ yếu là giá trị đạo đức và kiến thức. Trong khi ở Anh, sách này (qua các chương) viết rất sâu về chủ đề khai phóng, tự chủ, hướng nghiệp… cho HS. Rõ ràng là rất hữu ích và nhân văn!

Thứ ba, nội dung cuốn sách ở các ý dù lớn hay nhỏ đều nêu bật được những điều rất mới và Ví dụ:

Sách nói rõ “giáo dục không thể là một việc có tính chất kỹ thuật thuần túy, mà nó bao giờ cũng là lĩnh vực mang tính văn hóa, đạo đức và chính trị sâu sắc” (tr.5).

Khái niệm giáo dục…, thứ phải xảy ra trong xã hội, đó là sự chuẩn bị cho cuộc sống khi trưởng thành của các thế hệ tương lai (tr.8-9).

Đề cập sự đa dạng của tri thức, sách nêu rõ ba loại: tri thức do nhận biết, tri thức định đề, tri thức thủ tục (tr.92). Tính mục đích rõ hơn Việt Nam rất nhiều.

Rất nhiều nhiều từ mới hơn bình thường của sách đưa đến người đọc, dù chưa thật dễ hiểu nhưng là những thu hoạch mới, được mở mang như: hành dụng (93), khả thể (103), độc sáng (105), diễn trình (108), nan đề (115), phản tư (116), tiên khởi (117), tín niệm (188) …

Các câu hỏi chương rất hay, có tác dụng củng cố cho người đọc.

Nguồn: Dịch giả Hạ Ni (cung cấp với sự cho phép của độc giả Tưởng Phi Ngọ) 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *