Đánh giá bài viết này

Bước sang thế kỷ 21, các đô thị trên toàn cầu biến đổi rất nhanh chóng, trở thành các hub kết nối cho những đột phá về giao thông, sử dụng năng lượng, hệ thống phân phối logistics, quản lý cơ sở hạ tầng, sản xuất và cung cấp dịch vụ công. Các đại đô thị-metropolis làm thay đổi các thể chế, thay đổi nhận thức và cách chúng ta định nghĩa lại giá trị của thời đại mới.

Chính quyền đô thị của các nước phát triển đã chuyển đổi từ mô hình quản lý đô thị-urban government với chính quyền làm trung tâm sang mô hình quản trị đô thị-urban governance coi trọng sự liên kết với các chủ thể khác để tận dụng nguồn lực xã hội trong phát triển. Tiếp cận quản trị đô thị giúp thay đổi hệ thống hành chính cứng nhắc chỉ tập trung giải quyết những gì nằm trong quy định sang tiếp cận theo hướng thích ứng với các nhu cầu chính đáng của xã hội. Nói cách khác, thay vì sử dụng nguồn lực của mình thực thi nhiệm vụ hành chính, chính quyền dùng sức mạnh và ảnh hưởng của mình để liên kết với các bên tham gia ngoài chính quyền, nhằm sử dụng và điều phối các nguồn lực mở hướng đến mục tiêu phát triển chung.

Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo đô thị khắp Việt Nam cần chấp nhận cái mới và chấp nhận thay đổi để tăng sức cạnh tranh.

Muốn hiểu về quản trị đô thị cần có các nguồn tri thức đủ tin cậy. Trong các đầu sách học thuật đã được xuất bản ở Việt Nam, không có quyển nào khái quát hóa vấn đề này một cách khúc chiết như cuốn Lịch Sự Đô Thị Hiện Đại. Tác giả là Shane Ewen, giáo sư ngành Lịch sử đô thị tại đại học Leeds Beckkett kiêm giám đốc Hiệp hội Lịch sử đô thị Anh.

Shane Ewen trình bày sự hình thành hệ thống quản trị đô thị ở phương Tây dưới góc nhìn lịch sử. Ông dùng các case-study kinh điển trong lịch sử phát triển đô thị để chỉ rõ các mô thức, quy trình xác lập và tổ chức quyền hành, cũng như nỗ lực tạo lập và thực thi chính sách của chính quyền các đô thị lớn. Tiến xa hơn, ông đã kiến giải lý thuyết của triết gia Michel Foucault vốn có ảnh hưởng lớn đến thuật quản trị đô thị toàn cầu. Trong tiểu luận “ Bàn về thuật trị lý” (On Governmentality), Foucault cung cấp cơ sở cho việc thử nghiệm các thực hành liên ngành của thuật quản trị tự do-liberal governmentality, được hiểu như là trạng thái cân bằng tốt nhất giữa tự do cá nhận với sự cai trị mang tính cưỡng bách.

0481cab22a6ae834b17b

Hy vọng cuốn sách này sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo một cách tiếp cận trực diện với sự phức tạp của khái niệm quản trị đô thị.

Dĩ nhiên, cuốn sách này không chỉ được viết cho giới lãnh đạo. Các lớp ý nghĩa trong từng chương mục chồng lấn lên nhau rất đa diện, khiến cho đối tượng đọc khác nhau vẫn luôn tìm ra được bài học cho riêng mình. Chẳng hạn, tác giả đã khéo léo giải thích thuật quản trị đô thị từ cả góc nhìn của người làm thiết kế, vốn quan tâm nhiều hơn đến các đặc tính vật chất lẫn vật lý của không gian đô thị, nên chắc chắn cuốn sách này sẽ rất bổ ích cho giới thực hành quy hoạch lẫn kiến trúc.

KTS Sơn Đặng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *