Giảm căng thẳng mùa thi cho các sĩ tử luôn là một trong những vấn đề được quan tâm trong các kỳ thi cuối cấp, đặc biệt là kỳ thi đại học. Áp lực vừa phải có thể trở thành động lực cố gắng nhưng nếu không có một chiến lược đúng đắn sẽ khiến tinh thần sa sút vì lo âu, căng thẳng, thiếu ngủ, ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học.
Nguyên nhân gây căng thẳng trong mùa thi
Phụ huynh đặt kỳ vọng quá lớn
Nguyên nhân của thực trạng này là do nhiều yếu tố, trong đó việc bố mẹ thầy cô đặt nhiều kỳ vọng vào con là nguyên nhân hay gặp nhất.
Ngoài ra, khi sắp diễn ra các kỳ thi, nếp sinh hoạt của các em cũng thay đổi, thời gian gấp gáp với thời gian biểu dày đặc, việc ăn ngủ không đúng giờ giấc, không có thời gian giải trí…Thậm chí, nhiều em chỉ ngủ 2 – 3 tiếng/ngày, dẫn đến quá trình học tập bị giảm sút, khả năng tập trung và học tập kém gây căng thẳng, mệt mỏi.
Rối loạn tâm lý
Bị rối loạn cảm xúc, tâm lý do chính bản thân tự tạo áp lực sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè. Nhiều em lạm dụng các chất kích thích như cà phê, trà để đối phó với những cơn buồn ngủ mà không chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể đang hoạt động với cường độ cao
Khi không thỏa mãn với sự kỳ vọng, cùng với các biểu hiện trên, nhiều em rơi vào trạng trầm trọng, đôi khi tuyệt vọng, không thể kiểm soát được trạng thái tinh thần và hành vi của mình. Hoặc khi đang mắc bệnh gì đó cũng làm cho rối loạn tâm lý khởi phát như khi cơ thể đang mắc cảm cúm, suy nhược cơ thể… cộng thêm việc ôn thi quá mức sẽ phát bệnh.
Biểu hiện của căng thẳng mùa thi
Stress
Trong các đợt thi cuối cấp đặc biệt những kì thi tốt nghiệp THPT hay đại học thì áp lực học tập thi cử đè nặng lên vai các em học sinh. Nếu không cân bằng được giữa việc học và nghỉ ngơi sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng gây ra stress.
Khi học sinh bị stress thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nghĩ và lo âu nhiều, đầu lúc nào cũng căng như dây đàn vô cùng khó chịu. Đặc biệt nguy hiểm nhất là nếu tình trạng này kéo dài mà không có biện pháp can thiệp khắc phục kịp thời thì các em học sinh có thể suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hành vi tự tử. Vì vậy mà cha mẹ, thầy cô cần luôn quan tâm, động viên với con cái, học sinh thường xuyên để chia sẻ áp lực thi cử.
Trầm cảm
Càng gần những ngày thi cử cận kề chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều cha mẹ đưa con cái đến để thăm khám và điều trị trầm cảm. Những áp lực học tập cộng thêm với nhiều kỳ vọng của cha mẹ về kết quả mà con cái bắt buộc phải đạt được khiến tinh thần các em học sinh hoảng loạn. Các em nhiều khi lao đầu vào học không còn thời gian nghỉ ngơi, không còn thời gian để giao lưu, đi chơi với bạn bè và tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Việc gồng mình khiến các em cảm thấy mệt mỏi và rơi vào tình trạng chán nản dẫn đến chứng bệnh trầm cảm.
Những bạn học sinh khi mắc bệnh này thường ủ rũ, thu mình lại và không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai kể cả cha mẹ, tự cảm thấy bản thân yếu đuối và mất niềm tin vào tương lai. Nhiều em còn chìm đắm trong thế giới ảo, cô lập bản thân, và tìm đến chất kích thích để quên đi thế giới hiện thực. Đây là một căn bệnh nguy hiểm các bậc phụ huynh nên đưa con đến những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.
5 giải pháp giúp giảm căng thẳng mùa thi
Phân chia thời gian học tập khoa học và nghiêm túc
Một trong những bí quyết thường được chia sẻ để giảm căng thẳng trong mỗi kỳ thi chính là là luôn chủ động học tập đồng thời phân bổ thời gian học một cách khoa học.
Điều này sẽ giúp não bộ sắp xếp kiến thức một cách có hệ thống, ghi nhớ lâu hơn, nắm bắt kiến thức chắc chắn hơn mà không phải tốn quá nhiều thời gian.
Song song với việc học thì thời gian thư giãn giải lao cũng là một phần không thể thiếu để giảm căng thẳng mùa thi. Giữa các môn học bạn có thể phân tách bằng thời gian nghỉ giữa giờ. Đồng thời trong 1 tuần học sinh cũng nên dành cho mình 1 ngày hoặc nửa ngày để thư giãn, nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động giải trí như xem phim, chơi thể thao, đi gặp gỡ bạn bè. Khoảng thời gian nghỉ ngơi rất cần thiết để giải phóng các năng lượng tiêu cực, mệt mỏi đã tích tụ suốt tuần qua
Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học
Nhiều bạn khi kỳ thi ngày càng đến gần càng cố gắng thức thật khuya để học bài, thậm chí chỉ ngủ 1-2 tiếng để ôn luyện, việc ăn uống cũng rất thất thường. Tuy nhiên đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây stress căng thẳng nhiều hơn mà các sĩ tử không hề biết. Vì vậy, các bạn không nên sinh hoạt bất thường, hãy cố gắng duy trì những thói quen khoa học, vừa giúp bạn học tốt hơn cũng vừa giúp cơ thể đạt trạng thái khỏe mạnh.
Có sức khỏe là có tất cả. Sức khỏe dồi dào sẽ giúp các bạn dễ tập trung vào việc học tốt hơn. Vì thế, càng trong giai đoạn này bạn càng cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, sinh hoạt khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Content by Nguyễn Thị Hải Yến